Người có uy tín ở Bản Khinh

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/5/2016 | 9:38:48 AM

YBĐT - Đến thôn Bản Khinh, xã Thanh Lương (Văn Chấn) ai cũng nhắc tới ông Lý Kim Tiến, người dân tộc Tày, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi, thành viên tổ hòa giải ở thôn Bản Khinh. Đã ở tuổi 80 nhưng ông Tiến vẫn minh mẫn, sống gương mẫu trong gia đình, dòng họ và được cộng đồng nể trọng. Từ năm 2011 đến nay, ông Lý Kim Tiến liên tục được tôn vinh và được cấp có thẩm quyền công nhận là người có uy tín.

Ông Lý Kim Tiến (ngoài cùng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm bảo quản ngô giống cùng lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn và bà con trong thôn.
Ông Lý Kim Tiến (ngoài cùng bên trái) chia sẻ kinh nghiệm bảo quản ngô giống cùng lãnh đạo Phòng Dân tộc huyện Văn Chấn và bà con trong thôn.

Với những đóng góp trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, ông Lý Kim Tiến từng được UBND tỉnh Yên Bái tặng bằng khen kháng chiến vì đã có thành tích tham gia trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau khi nghỉ công tác chính quyền ở xã, ông Tiến về sinh sống tại thôn Bản Khinh xã Thanh Lương. Rồi ông lại được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Bản Khinh và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi xã Thanh Lương.

Bằng uy tín của mình, ông Tiến thường xuyên đến các gia đình trong thôn vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, giữ gìn an ninh trật tự.

Từ việc thuyết phục để người dân chặt cây, hiến đất làm đường giao thông nông thôn cho đến hòa giải các mâu thuẫn gia đình, hay những khúc mắc, làm sứt mẻ tình làng nghĩa xóm…, ông Tiến luôn có mặt cùng với trưởng thôn, tổ hòa giải khuyên nhủ, phân tích trái, phải. Khi có tiếng nói của ông, mọi người đều nghe theo, từ đó mọi việc đều được giải quyết suôn sẻ, bà con trong thôn yêu quý ông thường đùa “Ông Tiến nói câu nào thành thơ câu ấy”.

Trước kia, ở thôn mỗi khi ốm đau, bệnh tật người dân cho rằng đó là do con ma nó bắt nên phải mời thầy mo về cúng, làm phép để xua đuổi con ma ấy ra khỏi người bệnh. Nhưng từ nhiều năm nay, bà con trong thôn đã không còn mời thầy cúng nữa, mà bảo nhau đến trạm y tế, đến bệnh viện để khám chữa bệnh. Nhiều thói quen, hủ tục lạc hậu trong thôn theo đó mà dần được xóa bỏ. Với trách nhiệm, lòng nhiệt tình, tham gia tích cực, hiệu quả trong mọi hoạt động ông Tiến đã được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của tỉnh, Trung ương Hội Người cao tuổi, UBND huyện Văn Chấn, xã Thanh Lương; được nhận Kỷ niệm chương “10 năm xây dựng tỉnh Nghĩa Lộ”, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy người cao tuổi Việt Nam”.

Ông Tiến tâm sự: “Muốn được bà con tin tưởng, trước hết mình phải gương mẫu giáo dục con cháu trong gia đình mình, phải đi sâu, đi sát, làm tốt công tác dân vận, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân. Có như vậy, mới nắm rõ sự việc để tham gia hòa giải, khuyên nhủ có hiệu quả”.

Tích cực thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cùng với việc triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ của Nhà nước đời sống của trên 100 hộ dân ở thôn Bản Khinh ngày càng đổi mới. 5 năm gần đây, thôn Bản Khinh liên tục được công nhận bản văn hóa; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 13 triệu đồng/người/năm; công tác giáo dục ở thôn luôn được quan tâm, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 100%; tuyến giao thông nông thôn từ xã vào thôn được cứng hóa; những hủ tục lạc hậu, lãng phí trong ma chay, cưới xin đã dần được xóa bỏ.

Ông Đinh Công Giáp - Phó chủ tịch UBND xã Thanh Lương khẳng định: “Vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số vô cùng quan trọng. Mỗi khi xã, thôn có công việc gì đều mời ông Tiến tham gia đóng góp ý kiến. Ông thường xuyên gần gũi, động viên bà con làm ăn, bảo ban thanh niên lao động, hòa giải thành công các vụ tranh chấp, va chạm xảy ra trong thôn”.

Việc tuyên truyền chính sách hay phát động các phong trào thi đua ở vùng dân tộc thiểu số sẽ kém hiệu quả nếu thiếu những già làng, trưởng bản, những người có uy tín như ông Tiến ở thôn Bản Khinh. Ở xã Thanh Lương, còn nhiều những người có uy tín như: bà Hà Thị Hom, người dân tộc Mường ở thôn Bản Lý 1; ông Hà Trọng Bằng, người dân tộc Mường ở thôn Đồng Lơi; ông Nguyễn Văn Gan, người dân tộc Mường ở thôn Khá Hạ; bà Hà Thị Phượng người dân tộc Mường ở thôn Khá Thượng 1… Họ đã và đang là những nhân tố tích cực góp phần giữ vững an ninh trật tự, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Vũ Đồng

Các tin khác
Nghệ nhân Hoàng Tương Lai truyền dạy hát dân ca cho thế hệ trẻ.

YBĐT - Trong số 600 nghệ nhân dân gian trên khắp cả nước được Chủ tịch nước ký Quyết định phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" vào cuối năm 2015, tỉnh Yên Bái vinh dự có 10 nghệ nhân dân gian được phong tặng danh hiệu cao quý này. Nghệ nhân Hoàng Tương Lai - người giữ hồn văn hóa Tày vùng Đông Hồ (Yên Bình) là một trong số đó.

YBĐT - Vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, em Nguyễn Hoàng Trang, học sinh lớp 9A, Trường THCS Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn luôn là tấm gương sáng cho bạn bè noi theo bởi thành tích học tập xuất sắc và sự năng nổ, nhiệt tình trong vai trò Liên đội trưởng.

Thầy giáo Lê Văn Cường trong giờ lên lớp.

YBĐT - Nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng với 3.456 câu lục bát giới thiệu về lịch sử thế giới từ thời nguyên thủy đến năm 2015, đã giúp thầy giáo Lê Văn Cường - giáo viên Trường THPT Cảm Ân, huyện Yên Bình, xác lập Kỷ lục Việt Nam.

Mô hình trồng hoa ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nhà lưới của vợ chồng anh Nguyễn Cảnh Hưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - 36 tuổi, kỹ sư Nguyễn Cảnh Hưng ở xã Nga Quán, huyện Trấn Yên đã có 12 năm kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa và sở hữu khu nhà lưới rộng hơn 8.000 m2.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục