Thời gian “vàng” rèn luyện ý chí

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2017 | 11:08:48 AM

YBĐT - Những gì có được từ thời quân ngũ giúp ông Khiêm đi đến được ngày hôm nay cũng là những điều ông muốn "truyền lửa” sang con, giúp con thêm vững vàng giữa cuộc đời.

Xưởng sản xuất và chế biến gỗ ván bóc của ông Nguyễn Duy Khiêm (đứng giữa) tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương.
Xưởng sản xuất và chế biến gỗ ván bóc của ông Nguyễn Duy Khiêm (đứng giữa) tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương.

"Thời gian 14 năm trong quân đội là thời gian "vàng” rèn luyện ý chí của bản thân tôi” - ông Nguyễn Duy Khiêm ở khu phố 5, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình chia sẻ. 

Xuất ngũ vào thời điểm năm 1991, trên thân thể ông mang dấu vết chiến tranh khi là thương binh hạng 4/4. Cuộc sống đời thường vốn dĩ vẫn không hề dễ dàng với ông, với bất kỳ ai mong muốn có một tương lai tốt đẹp cho gia đình.

Hàng chục công việc ông trải qua đều nhọc nhằn của mồ hôi, công sức từ chở xe ôm, đóng bè thuê, chạy công nông… để các con đủ ăn, đủ mặc và được học hành. Nuôi 4 con học đại học suốt quãng thời gian liên tục đâu có "dễ thở” mà vợ chồng ông vẫn vui và luôn cố gắng bởi nghĩ rằng: "Tiền mình làm ra đã được chuyển đổi thành kiến thức cho con. Kiến thức là nguồn vốn không bao giờ cạn. Mình đã dành tặng các con điều quý giá nhất trong cuộc sống”.
 
Nay thì các con ông, cả trai, gái, dâu, rể, có 4 người công tác trong Nhà nước, có 4 người giúp việc cho ông và cũng đã mang đến niềm vui lớn nhất cho ông bà là 4 cháu trai, 4 cháu gái.
 
Nhớ lời bố đẻ từng nói với vợ chồng mình: "Chúng mày phải nuôi dạy các cháu tao cho tốt!”, giờ tới lượt ông nhắc nhở các con mình về ý thức, về trách nhiệm đối với bọn trẻ. Dõi từng bước các con vào đời, ông ví như một "cuộc chiến” với những mặt còn chưa tích cực của xã hội để "giữ con”.
 
Những gì có được từ thời quân ngũ giúp ông đi đến được ngày hôm nay cũng là những điều ông muốn "truyền lửa” sang con, giúp con thêm vững vàng giữa cuộc đời. Ông tự nhận mình may mắn là đến lúc này, cuộc sống dễ chịu hơn, vợ chồng khỏe mạnh, các con đều trưởng thành, lao động chân chính cùng đàn cháu ngoan ngoãn quây quần.

Sau những năm tháng lăn lộn kiếm sống, có chút vốn tích cóp là ông Khiêm mua lại một xưởng sản xuất và chế biến gỗ ván bóc vào đầu năm 2014. Quyết định này của ông dựa trên nhu cầu của chính ông muốn thay đổi công việc cùng với khai thác vùng cây nguyên liệu sẵn có tại địa phương và các khu vực lân cận. 

Sản phẩm ván bóc thường có ngay các mối tìm đến với ông, còn hàng ghép thanh, hàng xẻ có một công ty ở Nam Định thu mua ngay tại thị trấn. Nếu mọi điều kiện thuận lợi thì xưởng của ông Khiêm duy trì việc làm cho 20 lao động, sản xuất khoảng 20 công mỗi tháng, mức thu nhập bình quân 200.000 đồng/người/ngày công.
 
Toàn bộ số lao động tại xưởng đều là người địa phương theo ông Khiêm cho biết. Nỗi lo lớn nhất của ông làm sao có thể tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho họ trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
 
Vấn đề này được ông giải quyết ở góc độ phải quản lý lao động tốt, tận dụng mọi sản phẩm, tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đầu năm 2017 khó khăn do tiêu thụ kém, ván mốc phải bỏ đi mà vốn cứ nằm đấy nhưng ông cương quyết không bỏ. Lý do ông Khiêm đưa ra: "Thua nghề gì, gỡ nghề đó, quan trọng phải nắm bắt và phải theo quy luật thị trường”.
 
Duy trì xưởng sản xuất không những có ý nghĩa giữ cho cuộc sống của những người công nhân mà còn "tạo điểm tựa cho các con khi chúng đang như những thuyền viên trông vào tôi là thuyền trưởng”. Đợi cho các con cứng cáp hơn chút nữa, ông Khiêm sẽ "buông trịch” và việc phát triển xưởng sản xuất thành doanh nghiệp thì ông cũng sẽ "nhường quyền quyết định cho các con”. Bản lĩnh trước mọi thử thách của cuộc đời này cũng thật sự là điều mà ông Khiêm mong muốn ở những người con.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Trung sỹ Nguyễn Văn Quang.

YBĐT - Người lính đã trả lại của rơi là sợi dây chuyền vàng trong lúc anh cùng đồng đội lênh đênh trên hồ thủy điện Khao Mang để tìm kiếm nạn nhân mất tích. Anh là Trung sỹ Nguyễn Văn Quang - Tiểu đội trưởng, Trung đội Trinh sát bộ đội 2, Đại đội 20, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Ông Giàng A Trầu (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn bà con chăm sóc trâu để cho hiệu quả kinh tế cao.

YBĐT - Anh Giàng A Trầu ở bản Nậm Khắt, xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải được bà con trong xã biết đến không chỉ là người cán bộ tận tuỵ trong công tác xã hội, hết lòng vì nhân dân mà anh còn là một điển hình phát triển kinh tế gia đình.

Ông Lý Kim Khoa đã gắn bó gần nửa đời công tác bên những hiện vật của lịch sử.

YBĐT - Miệt mài phủi những lớp bụi thời gian đã giấu đi giá trị lịch sử, văn hóa trên hiện vật; lặng lẽ, chăm chỉ nối từng mảnh ghép của quá khứ - đó là công việc hàng ngày của những người làm công tác bảo tàng. Có 22 năm gắn bó với Bảo tàng tỉnh Yên Bái, ông Lý Kim Khoa – Phó Giám đốc Bảo tàng luôn giữ trong mình niềm say mê, ngọn lửa tình yêu và nhiệt huyết với các hiện vật như ngày đầu bén duyên với nghề.

Thượng úy Hà Đình Biên.

YBĐT - Nhiều đối tượng đã chống trả quyết liệt, có đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV còn cố tình gây thương tích cho các chiến sỹ công an để tẩu thoát nhưng chưa bao giờ Hà Đình Biên và những đồng đội của mình chịu lùi bước. 



Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục