Vững vàng chuyên môn, vẹn tròn y đức

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/2/2020 | 1:58:00 PM

YênBái - Yêu trẻ con từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, ra trường lại công tác tại Khoa Nhi. "Lúc nào chị cũng vui tươi, trách nhiệm, thấu hiểu, cảm thông và tinh tế". Đo là lời nhận xét của đồng nghiệp dành cho nữ bác sĩ Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Yên Bái.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hường luôn tận tâm chăm sóc bệnh nhi.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hường luôn tận tâm chăm sóc bệnh nhi.

Tháng 2 - tháng của những người thầy thuốc Việt Nam, tháng để toàn xã hội bày tỏ sự biết ơn, trân trọng trước những nỗ lực cố gắng không mệt mỏi của những người khoác áo blouse trắng.

Nhân dịp ngày 27/2 năm nay, tôi có dịp gặp gỡ bác sĩ Nguyễn Thị Hường – Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Yên Bái, một nữ bác sĩ không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ y đức, hết lòng tận tụy chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân. Nghe chị chia sẻ những tâm tư, tình cảm rất thật về nghề mới phần nào hiểu thêm sự cao cả của nghề y, của đội ngũ thầy thuốc ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, nhiệt tình là những gì bác sĩ Nguyễn Thị Hường để lại ấn tượng trong tôi ngay từ những phút đầu gặp gỡ. Tốt nghiệp Đại học Y Thái Nguyên năm 2003, với tấm lòng nhiệt huyết, tình yêu nghề, yêu trẻ, bác sĩ Nguyễn Thị Hường được phân về Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh, sau này khi phân tách riêng thành Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản – Nhi, chị làm Trưởng khoa Nhi tổng hợp Bệnh viện Sản nhi. 

Kể về duyên nghiệp với nghề, bác sĩ Nguyễn Thị Hường cho biết: "Ngay từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi rất yêu mến trẻ con, may mắn ra trường được công tác tại Khoa Nhi cho đến bây giờ. Làm bác sĩ có rất nhiều áp lực, bác sĩ nhi lại càng áp lực hơn bởi trẻ nhỏ còn chưa nhận thức được, thậm chí chưa nói được những biểu hiện của bản thân. Vì vậy khi khám, chữa cho bệnh nhân nhi, tôi luôn nhẹ nhàng, chú ý quan sát biểu hiện và hỏi người mẹ, người trực tiếp chăm sóc các cháu hàng ngày”. 

Cùng với thực hiện đúng 12 điều quy định về y đức, để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, bác sĩ Hường thường xuyên trau dồi kiến thức, nghiên cứu tài liệu, cập nhật những kiến thức y khoa mới và học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. 

Đặc biệt, thời gian qua, bác sĩ Nguyễn Thị Hường đã triển khai  3 kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu đối với trẻ sơ sinh: thở máy; bơm surfactan; đặt catheter tĩnh mạch rốn, từ đó làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. 

Bác sĩ Hường tâm sự: "Nhân lực của Khoa hiện rất thiếu, nhất là số điều dưỡng chỉ đáp ứng được 21% so với giường bệnh kế hoạch là 87 giường. Trong đó, hơn 50% số ngày trong năm lượng bệnh nhân điều trị lên đến 110 – 130 bệnh nhân. Vì vậy, chúng tôi thường xuyên phải trực tăng ca. Nhiều trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, có trường hợp do cạn kiệt về kinh tế, bệnh vừa đỡ, người nhà đã muốn xin ra viện. Những lần đó, chúng tôi lại vận động anh em trong Khoa quyên góp và xin một số tổ chức, cá nhân tài trợ giúp bệnh nhân có thêm chi phí ở lại điều trị. Nếu bệnh nhân xuất viện sớm khi chưa khỏi dứt điểm thì về nhà, bệnh tình rất dễ nặng trở lại, khi đó khổ cho cả bệnh nhân, người nhà và khó khăn cả trong công tác điều trị”. 

Tận tụy trong công việc, bác sĩ Hường cũng là người nhiệt tình trong cuộc sống, luôn theo sát, hướng dẫn và truyền kinh nghiệm cho đồng nghiệp trẻ, động viên đồng nghiệp vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt công việc. Nhận xét về bác sĩ Nguyễn Thị Hường, chị Lê Thu Hà - Điều dưỡng trưởng Khoa Nhi tổng hợp cho biết: "Công việc rất áp lực nhưng chị Hường vẫn luôn nhẹ nhàng với đồng nghiệp và bệnh nhân. Lúc nào chị cũng vui tươi, trách nhiệm, thấu hiểu, cảm thông và tinh tế. Chị đã tiếp thêm động lực làm việc cho không chỉ bản thân tôi mà tất cả đồng nghiệp trong Khoa”.

Vững vàng chuyên môn, vẹn tròn y đức, bác sĩ Nguyễn Thị Hường cùng tập thể y, bác sĩ, điều dưỡng Khoa Nhi tổng hợp nói riêng và Bệnh viện Sản – Nhi nói chung đã góp phần đảm bảo nhu cầu phục vụ, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và củng cố niềm tin của nhân dân.

Lê Thương

Các tin khác
CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục