Ông Chương cá bỗng

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/3/2020 | 8:00:53 AM

YênBái - Ông Lương Văn Chương 77 tuổi, người dân tộc Tày ở thôn Giáp Luồng, xã Khai Trung, huyện Lục Yên sau hàng chục năm vượt khó đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi cá bỗng - loài cá đặc sản chỉ đất Lục Yên mới có.

Khu ao nuôi cá bỗng của gia đình ông Chương được xây dựng kiên cố.
Khu ao nuôi cá bỗng của gia đình ông Chương được xây dựng kiên cố.

Nhận thấy tiềm năng nguồn nước sạch từ trong lòng núi chảy ra, có nhiệt độ thấp, chảy quanh năm rất thuận lợi cho việc nuôi cá, ông Chương tích cực đến các địa phương trong và ngoài tỉnh tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm và lựa chọn cá bỗng, một trong các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế để chăn nuôi. 

Những ngày đầu, vợ chồng ông phải dựa theo địa hình khe núi để kè đá, đào đắp dẫn nước khe suối vào ao nuôi. Sau hàng chục năm miệt mài xây dựng phát triển, tâm huyết với việc đã chọn, vợ chồng ông đã xây dựng được mô hình chăn nuôi cá bỗng với tổng diện tích gần 3.000 m2 được chia làm 6 ao, đảm bảo luôn có sản phẩm xuất bán thường xuyên. 

Ông chia sẻ: "Trước đây, gia đình thường liên hệ với các hộ đánh cá trên sông Chảy để thu mua con giống về nuôi, sau này nguồn giống rất ít nên phải tìm hiểu, liên lạc sang huyện Bắc Quang, Bắc Mễ (Hà Giang) mua giống. Hàng năm mua bổ sung, nuôi gối từ 500 đến 1.000 con cá giống to bằng ngón tay út, dài khoảng 10 cm, giá mua như hồi cuối năm 2019 là 25.000 đồng/con. Thời gian đầu chăn nuôi, do chưa nhiều kinh nghiệm nên một hai lứa bị thất bại, cá chết nhiều, sau tìm hiểu tham khảo được hướng dẫn điều chỉnh dòng chảy và mực nước trong ao nuôi hợp lý nên những lứa sau cá phát triển rất tốt”. 

Trò chuyện cùng ông Chương được biết, cá bỗng  phát triển chậm, nuôi sau 3 đến 4 năm trọng lượng đạt khoảng 2,5 - 3,5 kg. Thường thì cá nuôi phải được từ 5 năm ông mới xuất bán. Thức ăn cho cá chủ yếu là cám ngô, cám gạo, lá sắn, chuối và các loại rau, cỏ. Cá không được cho ăn no quá, có thể cách ngày cho ăn một lần, đặc biệt phải làm tốt công tác vệ sinh lòng ao, mặt ao sạch sẽ, thông thoáng phòng chống dịch bệnh. 

Tuy chậm lớn, nhưng cá bỗng ít mắc dịch bệnh, thịt cá thơm, chắc ăn rất ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao. Hiện tại, số cá bỗng có trọng lượng từ 2,5kg trở lên được ông Chương bán với giá từ 300 đến 350 nghìn đồng/kg, khách mua chủ yếu là thương lái các nơi và du khách đến tham quan du lịch tại xã Khai Trung. 

Những năm gần đây, gia đình ông Chương có thu nhập từ cá bỗng trung bình đạt 80 triệu đồng/năm. Ông Chương còn nuôi thêm các loại cá ngắn ngày như trắm cỏ, trôi, chép… để tăng thu nhập với phương châm "lấy ngắn nuôi dài”. 

Đồng chí Bàn Tiến Phúc - Bí thư Đảng ủy xã Khai Trung cho biết: "Mô hình nuôi cá bỗng của gia đình ông Chương là một trong những mô hình kinh tế điển hình tại địa phương. Với địa hình và tiềm năng thuận lợi sẵn có tại địa phương, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng thêm các mô hình điển hình như hộ gia đình ông Lương Văn Chương”.

Vũ Đồng

Tags Lương Văn Chương cá bỗng

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục