Thầy giáo chế tạo máy rửa tay sát khuẩn tự động cho học sinh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 8/5/2020 | 8:29:52 AM

YênBái - Người chế tạo ra máy rửa tay sát khuẩn tự động này là thầy Phạm Văn Quỳnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong rửa tay sát khuẩn bằng máy tự động do thầy Phạm Văn Quỳnh chế tạo.
Học sinh Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong rửa tay sát khuẩn bằng máy tự động do thầy Phạm Văn Quỳnh chế tạo.

Những ngày đầu tiên học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ dài phòng chống dịch bệnh Covid-19, các trường học trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ đều tuân thủ các biện pháp tiếp tục đảm bảo phòng chống dịch và vệ sinh môi trường, đặc biệt chú trọng các giải pháp đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ đúng khoảng cách tiếp xúc.


Ở Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ còn có sáng kiến đặt máy rửa tay sát khuẩn tự động cho học sinh để các em dễ dàng đưa tay vào nhận dung dịch rửa tay, không phải động chạm và ấn vào nút như rửa tay thông thường. Người chế tạo ra máy rửa tay sát khuẩn tự động này là thầy Phạm Văn Quỳnh - Hiệu trưởng nhà trường.

Mong muốn đảm bảo điều kiện tốt phòng, chống dịch bệnh cho học sinh khi quay trở lại học tập, trong những ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, thầy Quỳnh vừa kết hợp trực trường, chuẩn bị cho học sinh trở lại lớp vừa bỏ công mày mò, nghiên cứu tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy rửa tay sát khuẩn tự động, tham khảo cấu tạo của các máy bán sẵn trên thị trường, rồi đặt mua các linh kiện, thiết bị để chế tạo, lắp đặt máy rửa tay sát khuẩn tự động. 

Và máy rửa tay sát khuẩn tự động của thầy Quỳnh đã nhanh chóng hoàn thành và đưa vào phục vụ hiệu quả cho học sinh ngay từ ngày đầu trở lại trường. Máy gồm các bộ phận như: thùng chứa, ống dẫn, moniter, bộ cảm biến... Chi phí các linh kiện và vật liệu một máy trị giá từ 500 - 600.000 đồng. Trong khi đó, trên thị trường, một máy rửa tay sát khuẩn tự động như vậy có giá trên, dưới một triệu đồng. 

Để tiết kiệm thêm nữa kinh phí cho nhà trường cũng như đảm bảo nước sát khuẩn đạt tiêu chuẩn của y tế, thầy Quỳnh đã học tập công thức pha nước rửa tay của Tổ chức Y tế thế giới WHO gồm gel nha đam (thay cho glyxerin), cồn 90 độ, nước oxi già, tinh dầu… đảm bảo chất lượng của dung dịch sát khuẩn.

Là giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành hóa học nên thầy Quỳnh có nền tảng kiến thức trong việc sản xuất máy rửa tay sát khuẩn tự động. Hiện, thầy đã đưa 2 máy rửa tay sát khuẩn tự động vào phục vụ nhà trường. 

Thấy được lợi ích của máy rửa tay sát khuẩn tự động và cảm kích trước việc làm, sự sáng tạo của thầy giáo Quỳnh, một số doanh nghiệp, cá nhân, nhà trường đã ủng hộ vật liệu, linh kiện để thầy Quỳnh lắp ráp, hoàn thiện thêm 8 máy rửa tay sát khuẩn tự động tặng cho các trường học, trong đó ưu tiên các trường mầm non trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ.

Trong các năm học qua, thầy giáo Phạm Văn Quỳnh đã có nhiều sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học như: Giải pháp "Sử dụng phần mềm excel trong quản lý thông tin, điểm của học sinh, hỗ trợ nhập dữ liệu emis và quản lý phổ cập giáo dục cấp trung học cơ sở"; giải pháp "Chương trình quản lý cơ sở dữ liệu học sinh trong trường tiểu học và trung học cơ sở”. 

Đồng thời, thầy Quỳnh còn tích cực chỉ đạo, tư vấn cho giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh. Năm 2018, thầy Quỳnh đạt giải Khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật tỉnh. Chính niềm say mê nghiên cứu, sáng tạo và tấm lòng vì học sinh là động lực để thầy Quỳnh có những sáng tạo thiết thực như máy rửa tay sát khuẩn tự động. 

Thu Hạnh

Tags Nghĩa An Nghĩa Lộ sát khuẩn tự động COVID-19

Các tin khác
Bác sĩ Triệu Thị Nguyệt Ánh (thứ 2, bên phải) cùng các đồng nghiệp thực hiện ca mổ u xơ tử cung. (Ảnh: Phan Tuấn)

Nhiều năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ba năm liên tục có đề tài nghiên cứu khoa học được Hội đồng Khoa học Sở Y tế Yên Bái nghiệm thu và ứng dụng có hiệu quả trong việc cứu chữa người bệnh, đó là thành tích đáng nể của bác sĩ Triệu Thị Nguyệt Ánh - Trưởng Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế huyện Văn Chấn.

Giám đốc Phạm Thị Đông thăm cánh đồng cấy lúa Séng cù ở Mường Lò.

Để vươn ra thị trường và nổi tiếng với cái tên gạo Séng cù Mường Lò thì chỉ khi được nữ Giám đốc Phạm Thị Đông - Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Nông lâm, thủy sản TND xây dựng trở thành thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.

Cựu chiến binh Đỗ Quang Bình (bên phải) ôn lại những kỷ vật của đời lính.

Người thầy thuốc cựu chiến binh trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị, mùa Hè 1972 nay lại nỗ lực đóng góp trí tuệ và cả vật chất trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.Ông là Đỗ Quang Bình

Công tác phối hợp tuyên truyền lồng ghép công tác DS-KHHGĐ ở Xuân Long được chị Hướng tham mưu và thực hiện tốt trong nhiều năm qua.

"Bí quyết” để chị Hứa Thị Hướng, cán bộ phụ trách công tác dân số xã Xuân Long, huyện Yên Bình làm tốt vai trò của một cán bộ phụ trách công tác dân số trong 10 năm qua là phải "gần dân, bám địa bàn”, thường xuyên đến các thôn, nắm rõ từng đối tượng và có cách tiếp cận phù hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục