Anh Hoàng Đình Văn không chấp nhận đói nghèo

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/5/2020 | 8:02:01 AM

YênBái - Là một người nông dân, cách tốt nhất để học tập và làm theo Bác là không chấp nhận đói nghèo, nỗ lực mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả, làm giàu trên chính quê hương với tâm niệm đó anh Hoàng Đình Văn, Chi hội Nông dân thôn Lừu 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu đã trở thành tấm gương sáng trong lao động, sản xuất.

Gia đình anh Hoàng Đình Văn phát triển chăn nuôi gia súc, mang lại thu nhập cao.
Gia đình anh Hoàng Đình Văn phát triển chăn nuôi gia súc, mang lại thu nhập cao.

Cùng đồng chí Chủ tịch UBND xã Hát Lừu, chúng tôi đến trang trại của gia đình anh Hoàng Đinh Văn, là một trong những nông dân tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Anh Văn kể về buổi đầu lập nghiệp: "Năm 2013, được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của xã, gia đình tôi đã mạnh dạn vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để tu sửa, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, trồng trọt. Những năm đầu do vốn ít, lại chưa có kinh nghiệm nên lời lãi chẳng được bao nhiêu. Vừa làm vừa tích lũy, học hỏi kinh nghiệm từ những gia đình làm ăn có hiệu quả trong huyện và các vùng lân cận; đồng thời, nghiên cứu, tham khảo qua các tài liệu để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt, sau hai năm, mô hình kinh tế của gia đình mới bắt đầu ổn định”. 

Đến nay, trên diện tích 6.000 m2 ruộng khai hoang, mỗi năm 2 vụ, gia đình anh đảm bảo nguồn lương thực với 5 tấn thóc/năm. Sau mỗi vụ lúa, anh Văn lại chủ động gối vụ ngô để làm thức ăn cho gia súc và trồng rau xuất bán ra thị trường.

Không chỉ trồng trọt, anh kết hợp chăn nuôi: bò, lợn, gà, vịt, chim bồ câu... kết hợp chăn thả, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và nuôi nhốt với hệ thống chuồng trại kiên cố, thực hiện tốt kỹ thuật thú y. Gia đình anh thường duy trì chăn nuôi 80 con lợn thương phẩm, 20 con bò và trên 500 con gia cầm, mỗi năm xuất từ 2-3 lứa thu 200 triệu đồng. 

Cùng với trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm, gia đình anh  đã mở rộng thêm ao thả cá rộng 1.500 m2, trồng cây ăn quả trên đất đồi rộng 2 ha, mở thêm cửa hàng tạp hóa cung cấp hàng tiêu dùng, dịch vụ máy xay xát, máy gặt… 

Từ hiệu quả mô hình kinh tế tổng hợp trang trại vườn - ao - chuồng kết hợp dịch vụ, thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình anh từ 500 - 700 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động và hàng chục lao động thời vụ. 

Không chỉ giỏi phát triển kinh tế, gia đình anh Văn còn tích cực tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, xã hội như: giúp đỡ các hộ dân trong xã xóa nhà dột nát; hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn… Trong vai trò hội viên nông dân huyện, anh luôn tích cực vận động hội viên, nhân dân trong thôn thi đua lao động, sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. 

Với nỗ lực học tập và làm theo lời Bác dạy, đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình hiệu quả, làm giàu ngay tại quê mình, đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương, nhiều năm liên tục, anh Hoàng Đình Văn được huyện, tỉnh khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Hoài Văn

Tags Hoàng Đình Văn xã Hát Lừu Trạm Tấu vượt khó thoát nghèo

Các tin khác

Phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, thời gian qua, các thế hệ cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh tích cực tham gia xây dựng bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.

Giám đốc Thư viện tỉnh Lê Tú Anh cùng đồng nghiệp trao đổi chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, thu hút bạn đọc.

Với vai trò là Giám đốc, Bí thư Chi bộ Thư viện tỉnh, đồng chí Lê Tú Anh luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, trách nhiệm cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên, viên chức đơn vị không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quả hoạt động, thái độ phục vụ thu hút đông đảo bạn đọc, tạo môi trường học tập suốt đời cho nhân dân.

Đoàn viên thanh niên thị xã Nghĩa Lộ phối hợp với Nhà may Cẩm Hường sản xuất 12.000 khẩu trang vải, phát miễn phí cho người dân.

Đại dịch Covid-19 như một phép thử lòng người. Cùng với cả nước, “hoa” việc tốt ở Yên Bái đã nở ngát hương mang tinh thần “tương thân tương ái” vì cộng đồng, sẵn sàng giúp nhau vượt qua khó khăn trên mặt trận phòng chống dịch bệnh này.

Học sinh Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong rửa tay sát khuẩn bằng máy tự động do thầy Phạm Văn Quỳnh chế tạo.

Người chế tạo ra máy rửa tay sát khuẩn tự động này là thầy Phạm Văn Quỳnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục