YênBái - Mô hình nuôi ong mật của ông Nguyễn Quốc Hội làm ra đến đâu hết đến đó. 100 đõ ong ông thu được hơn 100 lít mật, giá bán bình quân từ 150 - 200 ngàn/lít mật, trừ chi phí cũng thu về hơn 100 triệu đồng, tiền bán giống mỗi năm cũng khoảng 30 triệu đồng.
|
Ông Hội kiểm tra đõ ong mật.
|
Cùng đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân xã, chúng tôi ghé thăm gia đình ông Hội ở thôn Miếu Hạ, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình - một điển hình nuôi ong mật cho thu nhập gần 150 triệu đồng/năm. Phải đợi một lúc mới thấy ông ra bỏ mũ nón để tiếp khách. Lau những giọt mồ hôi trên mặt, ông mời chúng tôi vào nhà rồi lấy trong tủ lạnh chai mật ong pha sẵn rót ra cốc mời khách.
Ông kể, sinh ra và lớn lên ở Thịnh Hưng, vốn có niềm đam mê làm kinh tế lại có thời gian làm cán bộ xã nên ông được đi tìm hiểu nhiều mô hình phát triển kinh tế tại các địa phương khác. Sẵn đồng đất rộng, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật ở nhiều nơi đã cho hiệu quả kinh tế cao, năm 2018, sau khi nghỉ chế độ, ông đã áp dụng vào thực tế của gia đình.
Ông cho biết: "Tôi cũng có khoảng gần 30 năm nuôi ong lấy mật, nhưng chỉ vài đõ để dùng trong gia đình. Nghỉ chế độ, có thời gian, có chút vốn liếng tôi đầu tư mở rộng quy mô nuôi lên tới gần 200 đõ ong mật”.
Nói vậy nhưng do thiếu kinh nghiệm nên quá trình nhân đàn ông đã không thành công, một số đàn bỏ đi, tỷ lệ mật không đạt yêu cầu… Ông đã tìm đến những địa chỉ nuôi ong uy tín ở các địa phương lân cận tìm hiểu kỹ thuật nuôi, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật nhân đàn. Thành công đã mỉm cười với ông, với số lượng đàn lớn, để chủ động nguồn hoa cho ong lấy mật, ông trồng quanh nhà bưởi, mít và các loại cây ăn quả khác, khi những loại cây trong vườn hết mùa hoa ông lại di chuyển đàn ong đến các vùng có nguồn hoa phong phú để lấy mật.
Ông Hội cho biết thêm: "Để mật ngon, chất lượng, phải để ong lấy mật hoa tự nhiên, tuyệt đối không cho ong ăn đường vì mật sẽ nhạt, để lâu sẽ bị chua; phải chủ động tìm và đưa đàn ong đến những nơi có nguồn hoa dồi dào để ong có thể lấy được mật hoa tự nhiên để chất lượng mật được tốt nhất, có như vậy mới giữ được uy tín để làm ăn lâu dài”.
Thành công đã mỉm cười với ông, sản phẩm mật ong làm ra đến đâu hết đến đó. 100 đõ ong ông thu được hơn 100 lít mật, giá bán bình quân từ 150 - 200 ngàn/lít mật, trừ chi phí cũng thu về hơn 100 triệu đồng, tiền bán giống mỗi năm cũng khoảng 30 triệu đồng. Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, ông Nguyễn Quốc Hội là một điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương.
Từ mô hình này, xã Thịnh Hưng đã chỉ đạo thành lập tổ hợp tác nuôi ong lấy mật nhằm thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế của địa phương.
Thanh Tân
Tags
Ông Nguyễn Quốc Hội
làm giàu
ong mật
kinh tế
xã Thịnh Hưng
Yên Bình
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, bằng ý chí, nghị lực phi thường, thương binh Nguyễn Thu Hưởng ở thôn Miếu Hạ, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đã nỗ lực xây dựng mô hình kinh tế giỏi mỗi năm cho thu nhập trên trăm triệu đồng.
Cựu chiến binh, thuwong binh nặng Nguyễn Văn Thành đã cùng vợ con biến diện tích 15 ha đồi núi bị khai thác cạn kiệt trở thành một trang trại tổng hợp "rừng, vườn, ao, chuồng” cho thu nhập bình quân từ 70 - 80 triệu đồng/năm.
Ông Vũ Đức Duệ, thôn Co Hả, xã Thạch Lương, thị xã Nghĩa Lộ là chủ mô hình trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô lớn, hiện đại nhất nhì trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ với giá trị tiền tỉ.
Ông Phạm Thế Cầu ở thôn Bình Sơn, xã Văn Phú, thành phố Yên Bái tâm niệm như vậy với nghề của mình gắn bó lâu nay: nghề làm nông. Tự nhận là lão nông tri điền thật sự, ông Cầu có một cuộc sống sung túc nhờ chọn nghề nuôi ốc.