Bà Thanh nuôi cá theo mô hình VietGAP

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/8/2020 | 8:06:03 AM

YênBái - Đến thăm trang trại thủy sản của bà Nguyễn Thị Hồng Thanh, thôn Hợp Nhất, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô và cách vận hành khá hiện đại của một mô hình nuôi cá thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP.

Định kỳ hàng tháng, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh kiểm tra trọng lượng cá để điều chỉnh kỹ thuật nuôi hiệu quả.
Định kỳ hàng tháng, bà Nguyễn Thị Hồng Thanh kiểm tra trọng lượng cá để điều chỉnh kỹ thuật nuôi hiệu quả.

Bằng hình thức nuôi lồng trên hồ, trong ao và trên eo ngách của hồ Thác Bà có phân khu và kỹ thuật chăn nuôi rõ ràng theo đúng quy trình, có sự kiểm soát chặt chẽ từ đầu vào đến đầu ra. 

Bà Thanh chia sẻ: gia đình bắt đầu nuôi cá từ năm 2004, đến năm 2018 thì triển khai nuôi theo mô hình VietGAP. Để thực hiện quy trình nuôi này đòi hỏi kỹ thuật nuôi khá cao và ngoài việc tuyệt đối không sử dụng thức ăn công nghiệp thì định kỳ hàng tháng cá được bắt lên để cân đo, các thông số được ghi chép cẩn thận. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ phát triển của cá nhằm định hướng khối lượng thức ăn cho phù hợp với từng giai đoạn, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát thức ăn cũng như tránh việc thức ăn dư thừa làm ảnh hưởng đến môi trường nước. 

Ngoài các biện pháp chăm sóc thì việc kiểm soát nước là yếu tố rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của. Nếu nguồn nước không được kiểm soát tốt sẽ là môi trường để dịch bệnh có cơ hội phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 

Lý do chọn nuôi cá theo hướng VietGAP, bà Thanh cho biết, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về thực phẩm sạch của người dân ngày càng nâng cao. Vì vậy, muốn phát triển chăn nuôi bền vững thì phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Từ quan điểm này, cộng thêm kinh nghiệm nuôi cá từ nhiều năm nay, bà đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình nuôi mới. 

Mặc dù, có nhiều tiêu chuẩn khắt khe nhưng sản xuất theo hướng VietGAP thì cá sẽ phát triển khỏe mạnh, giá cá thương phẩm cũng cao hơn giá thị trường 5 - 10.000 đồng/kg tùy từng loại cá. Sau 3 năm nuôi cá theo quy trình VietGAP, bà Thanh nhận thấy có nhiều ưu điểm hơn so với cách nuôi truyền thống bởi có thể theo dõi, quản lý được suốt quy trình nuôi, giảm thiểu rủi ro, dịch bệnh. Ngoài ra, có thể cải thiện được ô nhiễm môi trường, đặc biệt sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Bà Thanh cho biết: "So với nuôi công nghiệp thì nuôi theo hình thức VietGAP có thời gian nuôi lâu hơn, song sản lượng cá cao hơn. Bên cạnh đó, do kiểm soát tốt các yếu tố liên quan nên cá luôn khỏe mạnh, ít dịch bệnh, giảm khá nhiều chi phí phụ. Với 10 lồng cá, 1 ao nuôi diện tích 4 ha và hơn 2 ha eo ngách, mỗi năm gia đình tôi thu khoảng 1,5 tấn cá các loại, với giá bán bình quân từ 30 - 120.000 đồng/kg thì kiếm trăm triệu là chuyện bình thường với gia đình”.

Có thể khẳng định, mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình bà Thanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với cách nuôi truyền thống. Đây là mô hình phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của địa phương. Mô hình này đã và đang mở ra hướng phát triển mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện môi trường, thay đổi nhận thức của người dân về kỹ thuật nuôi an toàn theo quy chuẩn cũng như bảo đảm tính bền vững trong chăn nuôi thủy sản nước ngọt. 

Thành công bước đầu của mô hình nuôi cá này sẽ mở ra những triển vọng phát triển mới cho việc nuôi thủy sản khi nhu cầu về thực phẩm sạch, rõ xuất xứ của xã hội ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, để việc nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hiệu quả cao hơn, huyện Yên Bình cần tích cực phối hợp với các địa phương hoàn thiện quy hoạch các vùng nuôi thâm canh tập trung, hướng đến phát triển sản xuất giống tại chỗ và đẩy mạnh chuyển giao quy trình kỹ thuật đến nông dân nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp người nông dân làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình.

Thanh Tân

Tags Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh thôn Hợp Nhất xã Thịnh Hưng huyện Yên Bình nuôi cá mô hình VietGAP

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục