Chị Nguyễn Thị Nhường trồng hoa làm đẹp, làm giàu

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/7/2020 | 1:57:38 PM

YênBái - Nhận thấy trồng hoa là nghề tiềm năng, phù hợp xu thế thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao, chị Nguyễn Thị Nhường ở thôn Xuân Lan, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả của gia đình thành vườn ươm các loại hoa.

Chị Nguyễn Thị Nhường (bên phải) là tấm gương sáng về vượt khó vươn lên phát triển kinh tế ở xã Tuy Lộc.
Chị Nguyễn Thị Nhường (bên phải) là tấm gương sáng về vượt khó vươn lên phát triển kinh tế ở xã Tuy Lộc.

Đến vườn hoa của chị Nguyễn Thị Nhường vào một chiều cuối tuần, đúng thời điểm vườn hoa đang rộ khoe sắc thắm. Những chậu hồng đủ sắc màu cùng cúc, đồng tiền, mẫu đơn rực rỡ dưới nắng hè. Bớt chút thời gian, chị Nhường đưa chúng tôi đi tham quan. 

Ngắm nhìn thành quả lao động, chị Nhường tâm sự: "Năm 1995 tôi lập gia đình, đến năm 1998, hai vợ chồng vay mượn một số vốn đầu tư chăn nuôi 1.000 con gà. Những tưởng sẽ thuận lợi, kinh tế gia đình đi lên nhưng rồi năm ấy, chuồng trại bị ngập, gà chết hết. Cuộc sống gia đình chồng chất khó khăn. Loay hoay tìm lối hướng phát triển kinh tế gia đình thì nghề trồng hoa đến với tôi như một cơ duyên. Năm 1999, một lần tình cờ đi thăm người thân tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, thấy thị trường hoa rất sôi động lòng thầm nghĩ quả thật xã hội phát triển, đời sống của người dân nâng cao nên nhu cầu chơi hoa, sử dụng hoa cũng tăng cao. Trở về nhà, tôi bàn với chồng cải tạo vườn, nâng cao đất để tránh ngập và trồng hoa”. 

Ban đầu, chị Nhường chỉ nhập một số giống hoa rẻ tiền như: đồng tiền, cúc vàng, cúc trắng. Khi đã quen với công việc trồng hoa, theo nhu cầu thị trường, chị nhập thêm các giống hoa hồng, cẩm tú cầu, mười giờ, dạ yến thảo… 

Từ một người chưa từng trồng hoa, sau 20 năm theo nghề, chị đã hiểu đặc tính của từng loại hoa, chăm sóc sao cho hoa nở đẹp, đúng vụ. Chị Nhường cho biết: "Để có được cơ ngơi như hiện giờ đối với tôi là cả một quá trình tích lũy từ kinh nghiệm đến vốn liếng. Mỗi loài hoa có đặc tính khác nhau, cách chăm sóc và phù hợp với thời tiết theo mùa khác nhau. Ví dụ, mùa đông thích hợp trồng hoa hướng dương lùn, cẩm chướng, thạch thảo, dạ yến thảo, mùa hè thích hợp trồng hoa sen cạn, mẫu đơn… Hoa hồng phải trồng nơi thoáng gió, có nhiều nắng; đặc biệt, ngày phải tưới nước 2 – 3 lần, tránh tưới nước vào buổi tối”. 

Có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa, chị Nhường tiếp tục học thêm kiến thức để tự nhân giống các loại hoa. Đến nay, hơn 1.500 m2 vườn hoa của gia đình chị đã có gần 50 loại hoa hồng và các giống hoa khác theo mùa… Chị Nhường cho biết thêm, tùy từng thời điểm trong năm, có tháng nhu cầu thị trường cao như các dịp lễ, tết, có tháng nhu cầu thấp nhưng trung bình mỗi tháng vườn hoa đem lại cho gia đình chị trên 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, không chỉ trồng hoa phát triển kinh tế gia đình, vườn hoa của chị còn góp phần tạo công ăn việc làm cho 3 - 4 lao động địa phương. 

Tự hào về hội viên của mình, bà Hà Thị Tuyết - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tuy Lộc cho biết: "Chị Nguyễn Thị Nhường là tấm gương sáng về vượt khó vươn lên phát triển kinh tế để chị em trong xã noi theo. Không chỉ vậy chị Nhường còn là một hội viên phụ nữ gương mẫu, chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các phong trào do Hội phát động, nuôi dạy các con chăm ngoan, hiếu thảo”. 
Lê Thương

Tags Chị Nguyễn Thị Nhường trồng hoa làm giàu xã Tuy Lộc thành phố Yên Bái

Các tin khác
Chị Phạm Thị Dịu (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây quế giống với chị em hội viên.

Không khuất phục đói nghèo, từ hai bàn tay trắng, nhờ sự cần cù, biết tính toán nên chị Phạm Thị Dịu ở thôn Hương Lý, xã Đại Đồng, huyện Yên Bình đã vươn lên thoát nghèo.

Ông Hội kiểm tra đõ ong mật.

Mô hình nuôi ong mật của ông Nguyễn Quốc Hội làm ra đến đâu hết đến đó. 100 đõ ong ông thu được hơn 100 lít mật, giá bán bình quân từ 150 - 200 ngàn/lít mật, trừ chi phí cũng thu về hơn 100 triệu đồng, tiền bán giống mỗi năm cũng khoảng 30 triệu đồng.

Thương binh Nguyễn Thu Hưởng kiểm tra chất lượng đàn ong.

Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thương binh tàn nhưng không phế”, bằng ý chí, nghị lực phi thường, thương binh Nguyễn Thu Hưởng ở thôn Miếu Hạ, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình đã nỗ lực xây dựng mô hình kinh tế giỏi mỗi năm cho thu nhập trên trăm triệu đồng.

Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Văn Thành chăm sóc vườn cây ăn quả.

Cựu chiến binh, thuwong binh nặng Nguyễn Văn Thành đã cùng vợ con biến diện tích 15 ha đồi núi bị khai thác cạn kiệt trở thành một trang trại tổng hợp "rừng, vườn, ao, chuồng” cho thu nhập bình quân từ 70 - 80 triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục