Trần Cao Thắng - Người nuôi cá tầm dưới chân núi Nả

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/11/2020 | 8:23:56 AM

YênBái - Đó là Cựu chiến binh (CCB) Trần Cao Thắng ở thôn Bản Nả, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tấm gương điển hình trong Phong trào thi đua Cựu chiến binh “gương mẫu” ở địa phương.

Cựu chiến binh Trần Cao Thắng (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá tầm với lãnh đạo Hội CCB xã Việt Hồng.
Cựu chiến binh Trần Cao Thắng (bên phải) chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá tầm với lãnh đạo Hội CCB xã Việt Hồng.

Năm 1972, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Trần Cao Thắng lên đường nhập ngũ thực hiện nhiệm vụ chiến sĩ thông tin thuộc E140 - Thông tin và tham ra trên chiến trường Tây nguyên. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1982, ông Thắng chuyển ngành về công tác tại Liên hiệp Xí nghiệp Chè Hoàng Liên Sơn, đến năm 1991, ông xin nghỉ chế độ một lần về quê thôn Bản Nả, xã Việt Hồng phát triển kinh tế. 

Cuộc sống khi đó còn rất nhiều khó khăn, nhưng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ không cam chịu đói nghèo, ông Thắng cùng vợ con cải tạo đất vườn trồng hoa màu và khai hoang mở rộng đất đồi trồng rừng kinh tế. 

Nhiều năm tích cực lao động, song cuộc sống vẫn rất khó khăn, ông Thắng chuyển sang nghề buôn bán trâu, bò. Gắn bó gần chục năm, đến khi giá cả thị trường ngày một khắt khe, nguồn hàng cũng không dễ mua như trước, ông Thắng giữ được nguồn vốn hơn 10 con trâu, bò sinh sản và tích lũy được một chút tiền gửi ngân hàng lấy lãi phục vụ sinh hoạt hàng ngày. 

Không chịu ngồi yên tại chỗ, ông Thắng tiếp tục nghĩ cách tìm hướng làm giàu ngay tại quê nhà. Nhận thấy lợi thế nguồn nước chảy ra từ chân núi Nả luôn giữ nhiệt độ ổn định từ 20oC - 25oC, rất thuận lợi cho việc nuôi  cá tầm, sau khi đi tham khảo, học hỏi ở nhiều nơi, ông Thắng quyết định đầu tư xây dựng trang trại nuôi cá tầm. 

Năm 2019, ông Thắng xây dựng hệ thống dẫn nước, khu bể nuôi với diện tích trên 200m2, chia làm nhiều bể vừa để nuôi cá bán thịt, cá giống (nguồn cá giống được ông nhập từ huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). 

Áp dụng kiến thức chăn nuôi khoa học theo đúng quy trình, chỉ sau 18 tháng, cá tầm của ông Thắng phát triển rất tốt, trung bình trọng lượng cá thịt đạt 4kg/con. Ngay lứa cá đầu tiên hồi tháng 7/2020, ông xuất bán trên 7 tạ cá thịt, với giá 250.000/kg, sau khi trừ các khoản chi phí ông đã có lãi được gần 200 triệu đồng. 

Ông Thắng chia sẻ: "Cá tầm bán giống chỉ nuôi 2 tháng là bán được và khi đó, cá có chiều dài từ 10 - 20 cm và giá bán từ 10.000 - 17.000 đồng/con giống. Từ đầu năm 2020 đến nay, gia đình tôi đã xuất bán trên chục lần cá giống, mỗi lần bán được từ 5.000 đến 10.000 con, khách mua nhiều chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng và thị xã Nghĩa Lộ. Sau khi hoạch toán, trừ các khoản chi phí, mỗi năm thu lãi trung bình từ 150 đến trên 200 triệu đồng từ nuôi cá tầm bán thịt và cá giống…”. 

Mô hình nuôi cá Tầm cho hiệu quả kinh tế cao của ông Thắng đã được nhiều hộ dân trong vùng tới tham khảo học hỏi kinh nghiệm. 

Ông Nguyễn Quang Huy - Chủ tịch Hội CCB xã Việt Hồng nhận xét: "Không chỉ gương mẫu trong phát triển kinh tế gia đình, CCB Trần Cao Thắng luôn tích cực tham gia xây dựng Phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu” và các phong trào khác ở địa phương. Ông là tấm gương sáng về trách nhiệm trong công tác, về phong cách, đạo đức lối sống và cả giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ. Đặc biệt, ông cùng 27 thành viên Chi hội CCB thôn Bản Nả duy trì rất hiệu quả Phong trào "Ngày đồng đội” từ năm 2000 đến nay, tạo sự lan tỏa tới cấp Trung ương Hội và được lấy làm khuôn mẫu nhân rộng tới các cấp Hội CCB trong cả nước”. 

Vũ Đồng

Tags Trần Cao Thắng nuôi cá tầm núi Nả

Các tin khác
Chị Ma Thị Hồng Vân (thứ 2 bên phải) trao giải cho các đơn vị đạt thành tích trong Giải bóng chuyền hơi nữ chào mừng 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10.

Năng động, gương mẫu, làm việc trách nhiệm, hết mình; giữ vững nguyên tắc nhưng linh hoạt, năng động để đáp ứng yêu cầu công việc - Đó là những gì chị Ma Thị Hồng Vân - Chánh Văn phòng, Trưởng ban Nữ công Công ty Điện lực Yên Bái (PC Yên Bái) đã khẳng định được trong suốt quá trình 15 năm gắn bó với Công ty.

Trung úy Nguyễn Hồng Kỳ (ngoài cùng bên phải) đã đến tận nhà trao tận tay chiếc ví cho  ông Hờ A Cá

Khoảng 7h ngày 28/10, Trung úy Nguyễn Hồng Kỳ - Phó Bí thư Chi đoàn Cảnh sát nhân dân II, Công an tỉnh Yên Bái trên đường làm nhiệm vụ tại tuyến đường thuộc thôn Làng Mảnh, xã Tà Xi Láng, huyện Trạm Tấu nhặt được chiếc ví đem trả người đánh mất.

Chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải (Mù Cang Chải) vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác dân vận.

Nhiều năm liền đạt danh hiệu Lao động tiên tiến; nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của UBND tỉnh, Tỉnh đoàn, UBND huyện Mù Cang Chải; được Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp Trung ương, giai đoạn 2018 - 2020”, mới đây - chị Lý Thị Thiêm, sinh năm 1992, Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải còn vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều thành tích trong công tác dân vận.

Chị Giàng Thị Của chia sẻ kinh nghiệm hoạt động Hội nhân kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

Ở bản Mý Háng Tâu, đám cưới chỉ tổ chức một ngày, người chết cho vào quan tài và không để lâu ngày trong nhà; trẻ em đi học đúng độ tuổi, không có trẻ bỏ học giữa chừng; phụ nữ có thai biết đến trạm xã khám thai định kỳ… Kết quả đó có công rất lớn của chị Giàng Thị Của - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Mý Háng Tâu, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải, người đã có 10 năm làm cán bộ Hội Phụ nữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục