Phạm Thị Nguyệt- “bông hoa” hai giỏi ngành kiểm sát

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/11/2020 | 7:51:17 AM

YênBái - Tròn 28 năm gắn bó với ngành kiểm sát, là người của nhiều sáng kiến, chuyên đề nghiệp vụ; nữ đảng viên sinh năm 1973 cũng thường có duyên tham gia và đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi lớn do Trung ương và địa phương tổ chức chưa kể cũng nổi bật không kém với các hoạt động thiện nguyện.

Đồng chí Phạm Thị Nguyệt cùng cán bộ Trường Tiểu học Kim Liên - Hà Nội trao đồ dùng học tập cho học sinh Trường Mầm non xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên.
Đồng chí Phạm Thị Nguyệt cùng cán bộ Trường Tiểu học Kim Liên - Hà Nội trao đồ dùng học tập cho học sinh Trường Mầm non xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên.

Sinh ra, lớn lên và trưởng thành trên quê hương Yên Bái, đến nay tròn 28 năm gắn bó với ngành kiểm sát, dù trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, song với sự nỗ lực tích cực và ý chí vươn lên không ngừng, nữ kiểm sát viên Phạm Thị Nguyệt - thạc sĩ luật, Phó Trưởng phòng Kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật luôn năng động, sáng tạo, biết sắp xếp công việc một cách khoa học để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Từ kiểm sát viên sơ cấp, tới trung cấp, đảm nhận chức vụ Phó Chánh Văn phòng rồi Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (TKTP&CNTT), Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh là cả quá trình học tập, tu dưỡng và phấn đấu không mệt mỏi của nữ đảng viên sinh năm 1973 Phạm Thị Nguyệt. 

Phát huy vai trò trách nhiệm trong lĩnh vực thống kê, công nghệ thông tin và công tác tuyên truyền, những năm qua, chị đã không ngừng học hỏi, cùng tập thể phòng phát huy sáng kiến, đề ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất, bảo đảm chất lượng chuyên môn và tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng cho đơn vị. 

Theo đó, 4 năm qua, chị đã có 4 sáng kiến và chủ trì thực hiện 3 chuyên đề nghiệp vụ, được Hội đồng sáng kiến, chuyên đề của Viện KSND tỉnh ra quyết định công nhận và triển khai thực hiện trong toàn ngành KSND hai cấp tỉnh Yên Bái, góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. 

Tiêu biểu như các sáng kiến: "Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố tại phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự ở Viện KSND tỉnh Yên Bái”; "Thực trạng và những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác thống kê phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện KSND tỉnh Yên Bái”; "Giải pháp rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp người cán bộ kiểm sát của Viện KSND tỉnh Yên Bái trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND”; "Ứng dụng phần mềm điều khiển từ xa trong công tác thống kê ngành Kiểm sát Yên Bái”; "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành KSND tỉnh Yên Bái”; "Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong ngành Kiểm sát Yên Bái”; "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thống kê hình sự liên ngành”; "Nâng cao chất lượng thực hiện phần mềm Quản lý án hình sự trong ngành kiểm sát Yên Bái”; "Nâng cao chất lượng quản lý án đình chỉ, tạm đình chỉ hình sự của Viện KSND hai cấp tỉnh Yên Bái”. 

Với sáng kiến bỏ hẳn việc thống kê số liệu bằng phương pháp thủ công (nhập số liệu cộng bằng tay vào biểu mẫu in sẵn và gửi báo cáo qua bưu điện) sang sử dụng các phần mềm thống kê, truyền file dữ liệu từ huyện lên đến Viện KSND Tối cao; triển khai thực hiện phần mềm Quản lý điều hành tác nghiệp (Phần mềm công văn đi, đến); triển khai, thực hiện số hóa hồ sơ vụ án; thực hiện phần mềm truyền hình hội nghị trực tuyến, đảm bảo trên 70% các cuộc họp, hội nghị... của đơn vị được thực hiện, áp dụng các phần mềm vào công tác chuyên môn, chị đã góp phần quan trọng giúp lãnh đạo Viện trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, đảm bảo số liệu thống kê chính xác, việc công khai chứng cứ tại phiên tòa đã giúp công tác xét xử đảm bảo khách quan, toàn diện; rút ngắn thời gian chuyển, sửa văn bản trực tuyến... tiết kiệm hàng trăm triệu đồng cho đơn vị.

Là người luôn say mê học hỏi, sáng tạo và hoàn thiện bản thân, chị còn cùng đồng nghiệp tham gia biên soạn, phát hành 4 cuốn tài liệu: "Tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Yên Bái” từ năm 2015 đến năm 2018 với các nội dung tổng hợp tình hình vi phạm tội phạm trên địa bàn tỉnh, đánh giá kết quả giải quyết các vụ án hình sự của các cơ quan tố tụng..., góp phần tham mưu tích cực cho ngành và cho chính quyền địa phương về phương án phòng, chống vi phạm, tội phạm trên địa bàn được lãnh đạo Viện KSND tỉnh và các đồng nghiệp đánh giá cao. 

Có lẽ do đặc thù công việc thường xuyên phải tìm hiểu, nghiên cứu, một phần do bản tính chăm chỉ học hỏi qua đồng nghiệp, bạn bè, qua sách báo nên chị thường có duyên tham gia và đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi lớn do Trung ương và địa phương tổ chức. 

Chị Nguyệt tâm sự: "Được học hỏi, tìm hiểu để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong công tác, trong hành trang của người đứng đầu chi bộ vừa là trách nhiệm, cũng là vinh dự của mỗi cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên nữ trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay”. Có nhiều cuộc thi đòi hỏi sự dày công ôn luyện, tìm hiểu kiến thức, kỹ năng thuyết trình, nghiên cứu kỹ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Đồng thời, vẫn phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn và thiên chức của người "giữ lửa" hạnh phúc trong gia đình khiến chị phải sắp xếp thời gian, công việc đảm bảo thật khoa học và chính xác. 



Đồng chí Lê Minh Trí - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện KSND Tối cao trao giải Nhất cuộc thi tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống ngành KSND cho đồng chí Phạm Thị Nguyệt.

Bên cạnh đó, chị luôn nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của anh em, đồng nghiệp, nhất là người bạn đời, cũng là đồng nghiệp cùng cơ quan luôn chia sẻ, giúp đỡ để chị có nhiều thời gian hơn cho nhiệm vụ chung của đơn vị. Các giải thưởng lớn chị đã giành được trong các cuộc thi như: giải Đặc biệt Cuộc thi "Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh” do Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức năm 2004; giải Nhất các cuộc thi "Tìm hiểu về phòng, chống ma túy” năm 2002 và "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam” năm 2012 do tỉnh Yên Bái tổ chức; giải Nhì các cuộc thi "Bí thư Chi bộ giỏi” năm 2014 và "Tìm hiểu, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng” năm 2018 do Đảng ủy các cơ quan tỉnh tổ chức; giải Nhất cuộc thi tìm hiểu 60 năm Ngày truyền thống ngành KSND năm 2020...

Song song với những thành công trong công tác chuyên môn, chị Phạm Thị Nguyệt còn được các em nhỏ và đồng bào dân tộc vùng cao khó khăn trong tỉnh biết đến bởi sự góp mặt trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo với các tập thể, cá nhân trong và ngoài tỉnh. 

Bằng uy tín và năng lực của mình, hai năm qua, chị đã tham gia thiện nguyện và vận động được gần 1,3 tỷ đồng tiền mặt cùng nhiều đồ dùng thiết yếu, giúp đỡ học sinh và nhân dân các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh như: Công ty TNHH dược Đông Đô cùng với Hội Thầy thuốc trẻ Yên Bái đến khám, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho nhân dân và học sinh xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên với tổng số tiền 385 triệu đồng; các thầy cô giáo Trường Tiểu học Kim Liên Hà Nội đã giúp đỡ Trường THCS xã Tân Nguyên và Trường Mầm non xã Tân Hương huyện Yên Bình, Trường PTDTBT Tiểu học Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên, như xây bếp ăn, nhà vệ sinh, nhà để xe cho giáo viên, các thiết bị dạy và học, phòng ăn, phòng ở cho học sinh các trường... giá trị trên 800 triệu đồng. Cuối năm 2020, Trường Tiểu học Kim Liên Hà Nội tiếp tục xây bếp ăn và trang bị các vật dụng nhà bếp cho Trường Mầm non xã Phong Dụ Hạ, huyện Văn Yên khoảng 150 triệu đồng...

Tháng 4/2020, thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và chủ trương sáp nhập một số đơn vị cấp phòng, chị được điều động, bổ nhiệm làm Phó Trưởng phòng 9, kiểm sát viên trung cấp, thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự, các vụ án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật theo thẩm quyền được quy định trong Luật Tổ chức Viện KSND, Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật Tố tụng hành chính. 

Chị tâm sự: "Dù ở cương vị công tác nào tôi cũng luôn cố gắng phấn đấu, gương mẫu, tận tụy, trách nhiệm với công việc; quán triệt, triển khai và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của ngành. Thực hiện đổi mới trong quản lý chỉ đạo, điều hành, phân công công việc cụ thể, rõ ràng phù hợp với trình độ, năng lực công tác chuyên môn của từng cán bộ, làm việc khoa học, tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. 

Ghi nhận những thành tích, đóng góp đó của chị, năm 2017, chị đã vinh dự được nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành KSND, nhiều năm liên tục được nhận Bằng khen của Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Chủ tịch UBND tỉnh. Đặc biệt, năm 2019, nữ kiểm sát viên Phạm Thị Nguyệt đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và được đơn vị suy tôn là cá nhân điển hình tiên tiến học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020.

Thanh Hương

Tags Yên Bái Phạm Thị Nguyệt bông hoa hai giỏi ngành kiểm sát

Các tin khác
Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Ông Đoàn Xuân Quý (bên trái) trao đổi với người dân trong thôn mô hình sơ chế vỏ quế tươi.

Những năm qua, với vai trò là Trưởng thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên, ông Đoàn Xuân Quý luôn bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội để hướng dẫn nhân dân cách làm hay, hiệu quả, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà

Sau nhiều lần hẹn rồi lại lỡ, tôi mới được anh sắp xếp cho cuộc gặp trong hơn một giờ đồng hồ. Anh chính là doanh nhân Nguyễn Mạnh Hà- Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Think Big Group, Chủ tịch Công ty bất động sản Lộc Sơn Hà, người con của quê hương xã An Lạc, huyện Lục Yên. Hào hoa, tuấn tú và dấu ấn thành công của "tổng tài" nhưng ít ai biết anh đã đi con đường thành công không trải "hoa hồng "!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục