Cựu chiến binh Vũ Văn Thiệp - đi đầu trên trận tuyến mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/11/2020 | 7:52:05 AM

YênBái - Trở về với cuộc sống đời thường, vượt qua bao khó khăn, thử thách, những người lính Cụ Hồ năm xưa lại vươn lên làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Cựu chiến binh (CCB) Vũ Văn Thiệp ở tổ dân phố 1, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là một trong những điển hình như thế.

Cựu chiến binh Vũ Văn Thiệp (thứ 2 phải sang) giới thiệu về mô hình kinh doanh kim khí của gia đình.
Cựu chiến binh Vũ Văn Thiệp (thứ 2 phải sang) giới thiệu về mô hình kinh doanh kim khí của gia đình.

Sau khi xuất ngũ trở về địa phương ở vùng biển Nam Định, cuộc sống của chàng thanh niên ngoài 20 tuổi Vũ Văn Thiệp gặp nhiều khó khăn do nhà đông con, ít ruộng. Tuổi trẻ, không cam chịu cuộc sống khó khăn nên Vũ Văn Thiệp quyết tâm lên Yên Bái lập nghiệp. 

Với số vốn ít ỏi ban đầu là 2 triệu đồng vay mượn của người thân, bạn bè, chàng trai trẻ đã quyết định thuê 1 gian hàng tại chợ Yên Bái để kinh doanh mặt hàng kim khí. 

Nhấp ngụm nước chè nóng CCB Vũ Văn Thiệp kể về những ngày đầu lập nghiệp: "Tôi vừa phải thuê cửa hàng để kinh doanh vừa phải thuê nhà trọ để ở nên cuộc sống gặp khó khăn. Mặt hàng tôi chọn để kinh doanh thì càng khó hơn, có khi vài ba ngày không bán được gì, có khi nợ tiền trọ vài tháng. Nhưng tôi tự động viên mình phải cố gắng, mình còn trẻ, mình sẽ làm được và cuối cùng tôi cũng đã làm được”. 

Với ý chí tự lực, tự cường, mọi khó khăn dần qua. Năm 27 tuổi, CCB Vũ Văn Thiệp lập gia đình, đến năm 30 tuổi đã mua được nhà riêng và chuyển về mở cửa hàng tại nhà. Trải qua nhiều thăng trầm, vừa làm vừa học hỏi, năm 2006, cửa hàng kinh doanh của CCB Vũ Văn Thiệp đã phát triển ổn định với số vốn kinh doanh đạt trên 2 tỷ đồng. Lúc này, Đảng và Nhà nước có chủ trương hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Được sự động viên của gia đình, bạn bè, CCB Vũ Văn Thiệp đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Phương Anh. Năm 2009, sau 3 năm hoạt động, tổng số vốn hoạt động tăng lên 4 tỷ đồng. Hưởng ứng phong trào thi đua "Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2011-2016, CCB Vũ Văn Thiệp lại mạnh dạn mở rộng diện tích, mô hình kinh doanh và tuyển thêm lao động. Công ty hoạt động vừa kinh doanh kim khí vừa sản xuất máy dập đinh và đan thép B40, hoạt động tại 2 cơ sở gồm thành phố Yên Bái và huyện Đông Anh, Hà Nội. Đến nay, Công ty có số vốn hoạt động trên 20 tỷ đồng; tạo việc làm cho trên 80 lao động, trong đó có 20 lao động địa phương với mức lương từ 8-9 triệu đồng/người/tháng; nộp ngân sách Nhà nước trên 1,5 tỷ đồng.

Không chỉ làm kinh tế giỏi CCB Vũ Văn Thiệp còn rất tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương, thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. Nhiều năm liền, gia đình CCB Vũ Văn Thiệp đạt gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, hội viên cựu chiến binh gương mẫu. Đặc biệt, năm 2018, ông Thiệp được Trung ương Hội CCB Việt Nam tặng danh hiệu CCB sản xuất, kinh doanh giỏi.

Hồng Duyên

Tags cựu chiến binh đi đầu làm kinh tế giỏi thành phố Yên Bái

Các tin khác
Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Mô hình nuôi cá tầm của Giàng A Vàng ở xã An Lương.

Từng chỉ biết cày cấy, nuôi vài con lợn, con gà, ngày nay, nhiều hộ đồng bào Mông trên địa bàn huyện Văn Chấn đã nghĩ khác, làm khác, mạnh dạn đầu tư để chuyển đổi sang các mô hình kinh tế mới. Điều này không những minh chứng cho sự thay đổi trong tư duy và hành động mà còn thể hiện ý chí, khát khao vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên quê hương.

Thượng tá Trần Xuân Hướng (người đứng giữa) trao đổi nghiệp vụ về công tác dân vận với cán bộ cùng cơ quan.

”Cống hiến trong quân đội đã mấy chục năm trời, được đi nhiều, biết nhiều, gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn nên mình rất hiểu và luôn đau đáu trong lòng phải làm được cái gì đó giúp họ". Đó chính là khát khao cháy bỏng của Thượng tá Trần Xuân Hướng - Trưởng ban Dân vận, Phòng Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh trong suốt quá trình công tác của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục