Ông Triệu Quý Tín - người tiếp nối, trao truyền ngôn ngữ Nôm Dao

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/4/2021 | 7:15:21 AM

YênBái - Từ tình yêu với vốn văn hóa dân tộc, ông Triệu Quý Tín ở thôn Vực Tròn, xã Lương Thịnh, huyện Trấn Yên đã dày công học hỏi và nghiên cứu ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Dao quần chẹt của mình để giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp.

Ông Triệu Quý Tín đang truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Dao quần chẹt.
Ông Triệu Quý Tín đang truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Dao quần chẹt.

Cái duyên với văn hóa về ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc Dao quần chẹt đến với ông Triệu Quý Tín có thể tính từ thời điểm năm 2000 khi ông được ông Lý Tiến Thọ - một người có nhiều kiến thức về văn hóa người Dao quần chẹt, ở thôn Khe Lụa trong xã truyền dạy cho, trong đó có rất nhiều kiến thức từ những cuốn sách cổ như: quyển Đại sư ca, quyển 24 đoạn và 36 đoạn ca từ 7 đoạn ca khúc dài gần 400 trang (dùng cho việc cấp sắc và hoàn nguyện của người Dao quần chẹt); quyển Thông thư tạp lương (sách dùng để xem ngày lành, tháng tốt, tiết trời, khí tượng trong năm và vạn vật chúng sinh, cây trái được hay mất mùa) làm cơ sở tính lịch gieo cấy, trồng trọt cổ truyền của người Dao và nhiều cuốn sách có giá trị khác. 

Với tinh thần ham học vì mong muốn được bảo tồn lưu giữ những bản sắc văn hóa truyền thống và kho tàng tri thức bản địa của dân tộc, ông Triệu Quý Tín đã kiên trì tự rèn luyện, học tập, nghiên cứu để làm giàu thêm vốn kiến thức dân gian. 

Từ năm 2005 với kiến thức đã học qua thầy truyền dạy và tăng cường nghiên cứu tìm hiểu từ các cụ cao niên cùng với sự hiểu biết được tích lũy qua quá trình nghiên cứu, ông Triệu Quý Tín được cộng đồng người Dao quần chẹt trong và ngoài xã tin tưởng, cậy nhờ đứng chủ chân nhang các lễ cúng gia tiên, lễ cấp sắc, lễ tạ mộ… Thông qua đó, ông càng được rèn luyện và tích lũy thêm nhiều kiến thức, văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của người Dao quần chẹt. 

Đến năm 2010, nhận thấy nhiều văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của người Dao quần chẹt đã dần bị mai một, đồng thời cũng là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về duy trì, phát triển bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, ông Triệu Quý Tín đã thực hiện việc truyền dạy những văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của người Dao quần chẹt thông qua hoạt động lễ hội của các dòng họ người Dao trong cộng đồng. Đặc biệt, ông đã truyền dạy cho lớp trẻ về cách phát âm chuẩn tiếng Dao, viết và đọc được một số quyển sách phục vụ cho các lễ hội bản sắc tâm linh truyền thống. 

Dần dà, ông phối hợp với những người có uy tín và người có kiến thức về bản sắc tập quán vận động mở các lớp dạy về văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của người Dao quần chẹt với 3 lớp học thường xuyên tại các thôn An Phú, xã Y Can, thôn Vực Tròn và thôn Khe Bát, xã Lương Thịnh. "Việc vận động đi học không phải dễ dàng bởi địa bàn xã rộng, người dân ở rải rác. Hơn nữa, một khóa học cũng phải kéo dài có khi đến 2 năm. Nhưng đến nay, tôi truyền dạy được cho 120 người” - ông Tín phấn khởi.

Ngoài việc truyền dạy cho thế hệ trẻ về tiếng nói, chữ viết, để giữ gìn kho tàng văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết của người Dao quần chẹt, ông Tín còn tích cực sao, lưu, soạn giảng những quyển sách cổ có giá trị, những đoạn thơ ca phục vụ cho các lễ hội của cộng đồng dân tộc Dao quần chẹt gồm các tư liệu cổ như: Cuốn "Thông thư tạp lương” xem ngày lành tháng tốt, xem tiết khí hàng năm cùng các sách xem đôi tuổi; 3 cuốn trường ca quyển 36 đoạn ca từ 7 đoạn ca khúc và quyển 24 đoạn ca từ 7 đoạn ca khúc, quyển trường ca "Lưu lạc tam miếu thánh vương”; các quyển sách hát đối, hát phúng của nam nữ dành cho đám cấp sắc; quyển gốc sớ cổ và quyển Đại sư ca chuyên dùng cho các thầy đọc trong các lễ khai đàn tết nhảy, lễ cấp sắc và đám ma, đám tạ mồ mả các dòng họ người Dao quần chẹt; tập tài liệu dạy chữ Nôm Dao Việt Nam gồm 9 quyển đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt và lưu hành. 

Đến nay, ông Tín đang nắm giữ và biểu diễn thuần thục các điệu múa; nắm rõ các làn điệu hát giao duyên, hát đối, hát phúng, hát tế trong các đám tết nhảy, đám cấp sắc và đám ma, đám tạ mồ mả của dân tộc Dao; nắm rõ quy trình tổ chức các nghi lễ, thông thuộc các bài cúng, khấn, lễ trong hoạt động bản sắc văn hóa của người Dao quần chẹt; đọc, dịch, phát âm chuẩn và viết thành thạo chữ Nôm Dao Việt Nam.

20 năm tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể, danh hiệu nghệ nhân mà ông Triệu Quý Tín vừa nhận được như một sự tưởng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của ông. Ông Tín tâm sự: "Làm sao để có thêm nhiều người trẻ được truyền dạy lại tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để từ đó tiếp tục giữ gìn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao quần chẹt là điều tôi luôn mong mỏi nhất” - trao truyền, tiếp nối vốn liếng văn hóa vẫn luôn là điều bận lòng nhất của những người nặng lòng với văn hóa dân tộc mình như ông Triệu Quý Tín. 

Thu Hạnh

Tags Lương Thịnh huyện Trấn Yên ngôn ngữ Nôm Dao Triệu Quý Tín văn hóa dân tộc

Các tin khác
Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Từ cây quế trung bình hàng năm gia đình ông Hoàng Văn On thu nhập trên 800 triệu đồng.

Nói đến ông Hoàng Văn On, người dân tộc Dao ở thôn Bản Tát, xã Châu Quê Hạ, huyện Văn Yên ai nấy đều nể phục tấm gương sản xuất giỏi tiêu biểu, trở thành tỷ phú từ trồng quế nhiều năm qua. Trồng quế lâu năm, nguồn thu nhập từ cây quế của gia đình ông trung bình hàng năm đạt trên 800 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ thôn Đồng Gianh Đặng Thị Hoa trao quyết định kết nạp đảng viên mới cho đồng chí Nguyễn Mạnh Tường

Qua cổng làng, con đường dẫn vào thôn Đồng Gianh, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên xanh màu của cây, bừng sắc của hoa, khang trang những ngôi nhà xây hiện đại. Cách đó chẳng bao xa, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Đặng Thị Hoa tươi nụ cười đón khách trước sân nhà. Cứ nhìn sân, ngó vườn, ngắm nhà là có thể phần nào biết sự kỹ lưỡng, chỉn chu của chủ gia đình cho không gian sống xanh, thoáng, đẹp…

CCB Trần Văn Nghĩa (thứ 2, từ phải sang) chia sẻ với lãnh đạo Hội CCB huyện Văn Yên về kỹ thuật chăn nuôi dê.

Cựu chiến binh (CCB) Trần Văn Nghĩa ở thôn Đá Bia, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên không chỉ làm kinh tế giỏi từ mô hình tổng hợp trồng rừng kết hợp chăn nuôi, anh còn là người luôn tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động Hội, các hoạt động của địa phương, tiên phong trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục