Dáng người nhỏ bé, giọng nói nhỏ nhẹ và gương mặt hiền lành, chất phác là cảm nhận đầu tiên của tôi đối với chàng thanh niên người dân tộc thiểu số Vàng A Vảng.
Sinh năm 1985 ở bản làng Tống Trong xã Túc Đán trong một gia đình nghèo nên Vảng không được học nhiều lớn lên xây dựng gia đình như bạn bè cùng trang lứa nhưng Vảng sớm nhận ra rằng nếu không chăm chỉ lao động thì cuộc sống sẽ lại tiếp đói nghèo quẩn quanh rồi đời con Vảng, cháu Vảng cũng sẽ mãi không khá lên được, thế nên anh đã sớm nung nấu ý chí vươn lên và làm giàu trên chính mảnh đất quê mình.
Nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng địa phương thích hợp để chăn nuôi gia súc, Vảng đã sớm tích cóp từ những đồng tiền 2 vợ chồng dành dụm được từ tiền bán con lợn con gà, rồi tiền quản lý bảo vệ rừng để đầu tư mua trâu bò giống, từ một -2 con trâu bò giống đầu tiên, nhờ chăm sóc tốt đàn trâu bò nhà anh đã sinh sôi lên thành 2, thành 3 rồi 9-10 con và đến nay anh đã có đàn trâu bò 18 con bao gồm 2 trâu và 16 con bò.
Để đàn trâu bò phát triển tốt anh đã kết hợp giữa chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi bán chăn thả, tận dụng thêm các khoảng đất trồng, đất nương để trồng cỏ cho gia súc. Người dân trong thôn không khỏi khâm phục anh một người nông dân nhỏ bé mà chịu thương chịu khó lúc nào cũng thoăn thoắt với công việc khi đi nương khi cắt cỏ, khi lại thấy anh chăm sóc cho mấy con gia bê mới sinh...
Nhà chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính nên một ngày làm việc của 2 vợ chồng Vảng thường bắt đầu từ sáng sớm đến chiều muộn. Để đàn gia súc phát triển tốt ngoài chăn thả biệt lập, vợ chồng anh còn thường xuyên cắt cỏ và bổ sung thức ăn tinh bột cho chúng nhất là vào mùa đông khi thức ăn tự nhiên khan hiếm. Quá trình nuôi anh thường lựa chọn những con gia súc khỏe đẹp để làm giống và nhân dần còn lại bán từ 3-4 con mỗi năm để lấy tiền trang trải cuộc sống .
Chia sẻ về kinh nghiệm trong phát triển chăn nuôi trâu bò chuồng quây bạt cho ăn thêm cám gạo, cám ngô hoặc củ sắn nấu chín và cắt thêm cỏ, nhà mình có thời điểm phải đi mua cỏ về cho chúng ăn mới đủ.
Không chỉ nuôi nguyên trâu bò anh nhận thấy đồng đất và cỏ cây ở Tống Trong rất thuận lợi để chăn nuôi dê núi. Nên vợ chồng anh đã nuôi thêm dê.Anh chia sẻ : Đằng nào cũng một công chăn thả, những cỏ cây trâu bò không ăn được thì dê vẫn có thể ăn hơn nữa dê rất dễ bán, hiệu quả kinh tế cao, nhanh được bán hơn trâu bò. Nuôi thêm dê để có điều kiện phát triển đàn trâu bò kiểu như lấy ngăn nuôi dài lấy con bé để nuôi con to ý.
Nói về kinh nghiệm trong chăn nuôi dê, anh cho hay: Có thể xây dựng chuồng trại bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương để tiết kiệm chi phí. Nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn cao ráo, sạch sẽ thông thoáng về mùa hè, ấm áp vào mùa đông ,tránh ẩm mốc, gió lùa, mưa ướt,… Dê là loài động vật dễ nuôi, ăn tạp nên có thể tận dụng những thức ăn có sẵn quanh nhà như rau, cỏ....không chăn thả dê khi trời mưa. Để dê mau lớn đỡ bệnh tật, ngoài việc phải cho ăn thức ăn sạch, khô nước, cần phòng dịch cho dê một số bệnh chính như, tiêu chảy và chướng bụng đầy hơi....
Nhờ những kinh nghiệm ngày một dày thêm trong nhiều năm chăn nuôi mà đàn dê nhà anh Vảng luôn phát triển tốt, anh thường xuyên duy trì đầu đàn trên dưới 40 con và hiện tại là 40 con. Người dân trong thôn và trong xã Túc Đán không khỏi khâm phục anh về tinh thần chịu thương chịu khó, ý chí vươn lên không cam chịu đói nghèo mà cả những kinh nghiệm quý để duy trì và phát triển đàn gia súc ngay cả trong những thời điểm thời tiết khắc nghiệt.
Về vấn đề này, ông Thào A Tàng - Chủ tịch UBND xã Túc Đán cho biết: Anh Vảng nắm được rất nhiều kinh nghiệm chăn nuôi gia súc nên gia súc nhà anh hầu như không bị chết vì dịch bệnh hoặc là do thời tiết khắc nghiệt mặc dù vừa qua dịch bệnh tả lợn trâu phi hoành hành như vậy nhưng đàn lợn nhà anh không chết con nào hiện tại anh vẫn duy trì được số lượng lớn giống lợn bản địa. Vì thế mà thôn và chính quyền xã chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền nhân rộng trong bà con thôn sở tại và các thôn trên địa bàn xã về phương thức chăn nuôi của anh Vảng nhằm phát triển và nâng cao hơn nữa đầu đàn gia súc của xã cũng như nâng cao thu nhập cho bà con nông dân từ chăn nuôi.
Nếu như chăn nuôi là thế mạnh thì trồng lúa cũng là ưu điểm đối với chàng thanh niên Vàng A Vảng. Cũng như nhiều hộ dân ở Túc Đán gia đình anh không có nhiều ruộng, mỗi vụ chỉ cấy hết 10 kg lúa giống, anh bảo: diện tích đã không có nhiều thì phải bù lại bằng năng xuất thôi.
Nghĩ là làm, mỗi khi thời vụ anh tập trung hết nhân lực trong nhà ra đồng cày cấy thật nhanh cho kịp thời vụ cũng như đảm bảo toàn bộ các diện tích lúa được gieo cấy trong khung thời vụ tốt nhất.
Cùng với đó quá trình chăm sóc lúa anh luôn thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông viên cơ sở từ khâu gieo cấy đến quy trình chăm sóc phát hiện sâu bệnh và anh cũng là một trong những hộ gia đình sớm biết tận dụng phân chuồng để bón cho lúa. Nhờ đó lúa nhà anh Vảng thường tốt nhất nhì thôn, mỗi vụ anh thu được tầm 40 bao thóc, đảm bảo an ninh lương thực cho cả gia đình.
Thấm nhuần tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần tương tương ái,lá rách ít đùm lá rách nhiều cũng như thấu hiểu được nỗi vất vả cơ cực khi túng thiếu nên anh Vảng thường sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
Anh Vàng A Vảng cho biết thêm: "Mình chỉ nghĩ đơn giản thôi: khi khó khăn thì người ta mới cần giúp đỡ. Việc giúp đỡ nhau lúc khó khăn không chỉ đơn thuần là có thêm vật chất mà còn kịp thời động viên để người ta vượt qua được cái khó. Cũng tùy hoàn cảnh người thì mình cho vay tiền, người vay gạo,người thì mình giúp con giống khi là kinh nghiệm trong chăn nuôi...".
Anh Vảng không nhớ rõ là mình đã giúp đỡ được mấy người chỉ biết trong số đó anh đã giúp cho anh Thào A Chư 1 con lợn, 1con trâu, giúp cho anh Thào A Súa 1 con dê cái, giờ con dê đó đã đẻ được 6 dê con .Nhờ kinh nghiệm và con giống mà anh Vảng giúp các hộ này đã có thêm tư liệu quý để tăng gia sản xuất góp phần cải thiện cuộc sống đó chẳng phải là một tấm lòng trân quý hay sao.
Cần cù, chịu khó giàu lòng nhân ái, Vàng A Vảng học Bác từ những việc làm nhỏ nhất đến những việc lớn và theo anh, dù việc to hay nhỏ cũng đều phải làm tốt thì mới có kết quả tốt và anh là minh chứng sinh động cho quan điểm làm giàu không quá khó và là điển hình trong việc học tập và làm theo Bác ở nơi non cao đặc biệt khó khăn này.
Ghi chép lại của Thu Hằng (Trung tâm TT-VH Trạm Tấu)