Lê Văn Tuấn - gương sáng Ngòi Tu

  • Cập nhật: Thứ tư, 16/3/2022 | 7:37:08 AM

YênBái - Xuất thân từ gia đình nông dân có đời sống khó khăn, nhưng bằng ý chí, nghị lực vươn lên, anh Lê Văn Tuấn ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình đã thành công với mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng; trở thành tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi” tại địa phương.

Đàn bò nái của anh Lê Văn Tuấn.
Đàn bò nái của anh Lê Văn Tuấn.

Anh Tuấn xây dựng gia đình vào năm 1998. Cuộc sống nghèo khó đã thôi thúc anh luôn nung nấu ý chí thoát nghèo. Với suy nghĩ, phải thay đổi tư duy, học hỏi cách làm ăn và chăm chỉ lao động mới cải thiện được cuộc sống gia đình, sau nhiều lần đi tham quan các mô hình phát triển kinh tế tại nhiều địa phương, nhận thấy lợi thế, tiềm năng từ 5 ha đất rừng và diện tích đất vườn tạp của gia đình, anh Tuấn quyết tâm tìm tòi học hỏi, xây dựng mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp.

Đồng thời, sau khi được Hội Nông dân xã tạo điều kiện cho vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, anh Tuấn lựa chọn đầu tư chăn nuôi bò, lợn, gà và kết hợp trồng rừng kinh tế với phương châm "lấy ngắn nuôi dài”.

Ban đầu, anh mua 2 con bò nái, 2 lợn nái, nuôi gà đẻ trứng, trồng 5 sào cỏ voi và mua bạch đàn về trồng trên diện tích 5 ha đất rừng. Qua nhiều năm cần cù lao động, đến nay, trong khu chuồng nuôi của anh luôn có 6 con bò nái là giống bò lai Sind, bò 3B và 10 con lợn nái để chủ động con giống nuôi lợn thịt với đầu đàn ổn định 100 con/lứa và nuôi trên 100 gà đẻ trứng, 200 con gà thương phẩm.

Anh Tuấn chia sẻ: "Diện tích 5 ha đồi rừng, tôi trồng chủ yếu là bạch đàn. Loại cây này từ năm thứ 4 đã cho thu hoạch, giá thành vừa cao lại ổn định hơn cây keo, bồ đề... Trong chăn nuôi, tôi luôn tích cực tìm tòi tự tích lũy kinh nghiệm và trau dồi kiến thức qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng để áp dụng vào sản xuất mới mang lại hiệu quả. Đồng thời, tôi tranh thủ tuyệt đối sự quan tâm của các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là xã đã tạo điều kiện hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách, tổ chức tập huấn hướng dẫn khoa học, kỹ thuật hàng năm...”.

Mô hình trang trại nhiều năm qua đã cho gia đình anh Tuấn thu nhập ổn định từ 300 - 350 triệu đồng/năm.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh Tuấn còn tích cực đóng góp ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19; đóng góp tiền, công ủng hộ thôn làm đường, góp phần để xã Vũ Linh hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2020. Anh còn giúp nhiều hộ khó khăn về con giống gà, lợn và giúp hàng chục hộ trong thôn, xã vay vốn phát triển kinh tế với lãi suất rất thấp.

Với những nỗ lực trong thời gian qua, anh Lê Văn Tuấn được UBND xã Vũ Linh ghi nhận, biểu dương, khen thưởng. Ông Nông Văn Tĩnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã nhận xét: "Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi và nhân rộng mô hình phát triển kinh tế tại địa phương với mong muốn giúp thêm nhiều hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên thoát nghèo. Năm 2021, Hội Nông dân xã đã đề nghị Hội Nông dân huyện Yên Bình khen thưởng hộ gia đình anh Lê Văn Tuấn đạt danh hiệu "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, giai đoạn 2017 - 2021.     

Vũ Đồng

Tags Lê Văn Tuấn xã Vũ Linh huyện Yên Bình mô hình trang trại chăn nuôi gia súc gia cầm trồng rừng nông dân thi đua sản xuất lấy ngắn nuôi dài

Các tin khác
Thiếu tá Giàng A Hà - Trưởng Công an xã Kiên Thành vận động người dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Cởi tấm áo mưa, đưa tay lau khô khuôn mặt ướt lạnh bởi cơn mưa rào bất chợt, Thiếu tá Giàng A Hà - Trưởng Công an xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên thủng thẳng bảo: "Tớ lên bản Mông Đồng Ruộng từ chiều hôm qua, vừa để thăm bà con vừa động viên, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, dịch tả lợn châu Phi, chăm sóc lúa xuân vừa nắm tình hình trên đó thế nào. Quế và măng đang có giá trị, bà con phá rừng tự nhiên lấy đất để trồng thì gay!”. Cán bộ công an xã bây giờ là như vậy đó...

Chị Bùi Thị Sửu (giữa) trong hoạt động trao quà cho hộ gia đình khó khăn tại huyện Yên Bình.

Từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội, những người phụ nữ vẫn vậy, luôn nỗ lực từ những điều bình thường nhất, mạnh mẽ theo cách riêng của mình, tô thắm thêm nét đẹp người phụ nữ Yên Bái nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung. Và đó là những điều thật đáng được trân trọng, nâng niu.

Anh Giàng A Hồng chăm sóc đàn trâu, bò của mình.

Chàng trai người Mông Giàng A Hồng ở bản Xéo Dì Hồ B, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải đã mạnh dạn đầu tư và khởi nghiệp thành công với mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả.

Bà Phạm Thị Thìn chia sẻ kinh nghiệm trồng bưởi với mọi người.

Năng động trong phát triển kinh tế gia đình, đóng góp tích cực cho hoạt động người cao tuổi (NCT) của địa phương, được nhân dân yêu quý, kính trọng đó là bà Phạm Thị Thìn - Chi hội trưởng Chi hội NCT thôn Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục