Sáng mãi phẩm chất bộ đôị Cụ Hồ
- Cập nhật: Thứ hai, 26/5/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Vượt lên thương tật để chiến thắng đói nghèo, trở thành một trong những chủ doanh nghiệp tư nhân thành đạt là ý chí và quyết tâm của người thương binh hạng 1/4 Nguyễn Tiến Bộ, tổ 14 A, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình (Yên Bái).
Ông Bộ (bên trái) đang giới thiệu sản phẩm với khách hàng.
|
Từng 2 lần lần vào sinh ra tử nơi chiến trường trận mạc, xuất phát từ một niềm khát khao cháy bỏng là được cống hiến, được góp sức mình cho Tổ quốc, đổi lấy hoà bình cho dân tộc. Chính bởi niềm khát khao và lý tưởng sống cao đẹp ấy mà 2 lần ông Bộ đã tòng quân lên đường tham gia kháng chiến.
Từ bộ đội chuyển ngành sang công nhân tại Nhà máy xi măng Yên Bình rồi nghỉ chế độ. Ý chí của người lính Cụ Hồ luôn thôi thúc ông không cam chịu với cuộc sống hiện tại, nhận thấy tiềm năng về đất, về rừng, chắt chiu chút vốn liếng tích luỹ của gia đình, còn lại là vay mượn từ anh em bạn bè, ông Bộ đã gây dựng thành công Công ty TNHH chế biến gỗ rừng trồng Tuấn Hưng do chính ông làm Giám đốc.
Từ chỗ sản xuất đơn thuần với một xưởng chế biến, đến nay Công ty TNHH Tuấn Hưng có 2 xưởng chế biến gỗ rừng trồng, 1 ô tô chuyên chở, 21 công nhân làm việc. Mỗi tháng Công ty xuất hàng chục tấn hàng trong và ngoài tỉnh cho các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần sứ kỹ thuật thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty cổ phần Chương Dương (Hà Nội), Công ty Nam Á (Bắc Ninh)…
Nhớ lại ngày đầu mới thành lập doanh nghiệp, do vốn ít, chưa có kinh nghiệm trong chế biến gỗ, sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu bởi kích thước, khuôn mẫu không đúng tiêu chuẩn quy cách. Những sản phẩm khách hàng cần thì Công ty ông không có, còn sản phẩm ông Bộ có thì thị trường lại không cần. Bên cạnh đó đội ngũ lao động của Công ty chủ yếu là lao động thuần tuý địa phương, chưa được đào tạo về tay nghề.
Tìm tòi nghiên cứu thị trường từ những bạn hàng trong và ngoài tỉnh, trên cơ sở vừa làm vừa thăm dò nhu cầu của thị trường, một mặt đích thân ông Bộ hướng dẫn, đào tạo công nhân của Công ty. Lấy chất lượng và uy tín làm trọng nên sản phẩm đầu ra của Công ty đã được thị trường chấp nhận, số lượng đơn đặt hàng đã ngày một tăng. Năm 2007, Công ty ông đã nhận được các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ngoài tỉnh với khối lượng hàng chục tấn. Năm 2007, doanh thu của Công ty đạt trên 1,3 tỷ đồng, đóng góp trên 100 triệu cho ngân sách địa phương.
Thưởng phạt phân minh là cách để ông Bộ duy trì kỷ cương nề nếp trong công việc, để công nhân yên tâm gắn bó với công ty, ngoài tiền lương bình quân hàng tháng 1,5 đến 1,6 triệu đồng, ông còn thưởng thêm 500 ngàn cho những công nhân hoàn thành xuất sắc công việc.
Đến nay, sau 3 năm hoạt động, Công ty TNHH Tuấn Hưng do ông làm Giám đốc đã có số vốn lên đến trên 500 triệu đồng, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho 21 lao động địa phương. Ông Bộ cùng doanh nghiệp của mình đang làm ngời sáng phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ “ Thương binh tàn nhưng không phế”.
Thanh Tân
Các tin khác
YBĐT - Câu chuyện “Bài nói chuyện của Bác Hồ với đồng bào tại sân Căng Yên Bái năm 1958” của thí sinh Hảng A Thào được kể bằng song ngữ Việt – Mông đã trở thành câu chuyện gây được ấn tượng nhất tại vòng chung khảo Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Yên Bái.
YBĐT - Cụ Lò Văn Ngâu, người dân tộc Thái 77 tuổi, cư trú tại bản Có Thái, xã Nậm Có, Mù Cang Chải. Trước đây, cụ Ngâu đã có 11 năm nghiện hút. Là người dân vùng cao, ở độ tuổi như cụ, việc nghiện hút thuốc phiện là chuyện bình thường, ít ai nghĩ đến chuyện phải đi cai, vì cho rằng tuổi cao, sức đã yếu.
YBĐT - Với đồng lương hưu ít ỏi lại nuôi 4 đứa con ăn học, nên đã có những thời gian gia đình ông rất túng bấn phải vay mượn khắp nơi. Ông bà cũng đã nghĩ nhiều cách làm kinh tế để có điều kiện cho các con được ăn học cho bằng bạn bằng bè. Cái thời điểm khó khăn vất vả nhất, ấy là vào những năm 1990.
YBĐT - Gia đình chị Phạm Thị Loan và anh Phạm Văn Khái ở thôn 11, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là hộ nuôi nhím đầu tiên ở xã.