Người nuôi nhím đầu tiên ở Báo Đáp

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Gia đình chị Phạm Thị Loan và anh Phạm Văn Khái ở thôn 11, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là hộ nuôi nhím đầu tiên ở xã.

Cặp nhím 2 năm tuổi có tổng trọng lượng khoảng 13kg của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở khu phố 9, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên).
(Ảnh: Tiểu Linh Chi)
Cặp nhím 2 năm tuổi có tổng trọng lượng khoảng 13kg của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở khu phố 9, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên). (Ảnh: Tiểu Linh Chi)

Chị Loan cho biết: Trước đây, gia đình chị đã trải qua rất nhiều nghề như: làm may, kinh doanh dịch vụ, nuôi lợn, gà rồi chạy chợ nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Thế rồi sau khi xem ti vi, nghe đài, đọc báo nói về nghề nuôi nhím, nhất là vào năm 2006, nhân dịp đi thăm một người bà con ở xã Minh Xuân (huyện Lục Yên) chị được tận mắt chứng kiến cách nuôi nhím của một gia đình người dân tộc thiểu số ở đây. Thấy việc nuôi nhím cũng không mấy khó khăn, không tốn nhiều công sức mà lại tận dụng được nguồn phụ phẩm trong nông nghiệp và không những chóng hoàn lại vốn ban đầu mà còn cho thu nhập khá cao. Bởi vậy, chị Loan đã bàn với chồng dùng số tiền tích lũy được từ trước và vay mượn thêm của anh em trong họ mua một cặp nhím giống với giá 12 triệu đồng về nuôi. Từ một cặp nhím giống ban đầu, sau 5 tháng đã sinh sản được 2 nhím con.

Thực tế cho thấy, trong quá trình nuôi thấy nhím là loại động vật dễ nuôi, ăn tạp mà không dễ mắc bệnh. Vậy là, anh chị đã sang tỉnh Sơn La mua tiếp 3 cặp nhím giống nữa về nuôi. Trung bình mỗi năm 1 cặp nhím giống sinh sản hai lứa, mỗi lứa từ 1-3 con, cá biệt có cặp sinh sản 3 lứa/năm, mỗi lứa có tới 5 con. Trao đổi với chúng tôi về một số kinh nghiệm trong khâu chăm sóc nhím, chị Loan cho biết: "Tuy nhím là loại dễ nuôi nhưng cũng cần phải thực hiện một quy trình chăm sóc khá chu đáo. Cụ thể, sáng ra chiều đến phải quét dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và cho ăn các loại rau củ quả 2 lần/ngày, nhưng tuyệt đối không cho ăn thực phẩm ôi thiu, đến tối cho mỗi con nhím ăn khoảng 1,5 lạng ngô".

Với vẻ mặt hài hước, anh Khái nói vui: "Nghề nuôi nhím làm chơi mà ăn thật đấy cô ạ". Thực tế năm 2007 vừa qua, gia đình anh đã bán 7 cặp nhím giống thu 56 triệu đồng. Đến thời điểm tháng 5 này, đàn nhím của gia đình phát triển lên tới 43 con, trong đó có 13 cặp nhím sinh sản và trong số 13 cặp nhím này có 8 cặp sắp sinh sản lứa đầu trong năm nay. Hiện tại đã có người đặt mua 5 cặp với giá 10-11 triệu đồng một cặp và nhẩm tính sơ sơ gia đình cũng thu trên 50 triệu đồng. Riêng những con nhím không đạt tiêu chuẩn anh chị đã loại ra nuôi nhốt riêng để bán thịt, dự kiến đến cuối năm nay gia đình sẽ có thu nhập từ bán nhím giống và nhím thịt gần 200 triệu đồng. Nhờ phát triển nghề nuôi nhím, cuộc sống của gia đình chị Loan - anh Khái đã khá lên rất nhiều, ngoài ngôi nhà xây mái bằng còn sắm được xe máy, ti vi, tủ lạnh... và đang chuẩn bị mua thêm một ô tô tải chở hàng.

Dự định trong thời gian tới, ngoài việc bán nhím giống gia đình sẽ lựa chọn những cặp nhím khỏe mạnh sinh sản tốt để tăng thêm đầu đàn. Đồng thời, tận dụng các quỹ đất như: phá bỏ vườn tạp, chuyển từ trồng lúa sang trồng màu để lấy nguồn thức ăn chăn nuôi nhím và mở rộng chuồng trại, vì theo hạch toán sau này trên thị trường giá một cặp nhím giống giảm xuống còn 7 triệu đồng thì vẫn còn có lãi.

Không chỉ phát triển nghề nuôi nhím cho gia đình mình, anh chị còn hướng dẫn và phổ biến kinh nghiệm cho mọi người dân trong thôn xã cùng học tập. Hiện nay toàn xã Báo Đáp đã có 9 hộ phát triển nghề nuôi nhím. Tuy nhiên, để phát triển được nghề này, trước tiên phải có vốn đầu tư ban đầu khá lớn để mua giống và xây chuồng trại. Vì vậy, các cấp, ngành hữu quan cần có chính sách tạo điều kiện về vốn vay cho những người muốn phát triển nghề nuôi nhím.

Bích Nụ - Bích Lân

Các tin khác
Bà Lương Khánh Nguyệt (người có đánh dấu x) cùng Đoàn chụp ảnh lưu niệm trong lần biểu diễn cho Bác Hồ xem tại Phủ Chủ tịch năm 1962.

YBĐT - Tôi gặp chị vào một ngày cuối tháng 4 năm 2008. Dù đã bước vào tuổi 66, nhưng chị vẫn còn giữ được nét xuân sắc, duyên dáng của một diễn viên chuyên nghiệp. Nói về sự nghiệp ca hát của mình, chị bồi hồi xúc động kể lại những kỷ niệm không bao giờ quên, đó là hai lần vinh dự được gặp và hát cho Bác Hồ nghe...

YBĐT - Gia đình anh Nguyễn Văn Hiếu ở thôn Lương Thiện, xã Hưng Khánh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được nhiều người trong xã biết đến nhờ biết làm giàu từ phát triển kinh tế đồi rừng.

Cặp nhím 2 năm tuổi có tổng trọng lượng khoảng 13kg của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở khu phố 9, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên). (Ảnh: Tiểu Linh Chi)

YBĐT - Gia đình chị Phạm Thị Loan và anh Phạm Văn Khái ở thôn 11, xã Báo Đáp (huyện Trấn Yên) là hộ nuôi nhím đầu tiên ở xã. Chị Loan cho biết: Trước đây, gia đình chị đã trải qua rất nhiều nghề như: làm may, kinh doanh dịch vụ, nuôi lợn, gà rồi chạy chợ nhưng cuộc sống gia đình vẫn khó khăn. Thế rồi sau khi xem ti vi, nghe đài, đọc báo nói về nghề nuôi nhím, nhất là vào năm 2006, nhân dịp đi thăm một người bà con ở xã Minh Xuân (huyện Lục Yên) chị được tận mắt chứng kiến cách nuôi nhím của một gia đình người dân tộc thiểu số ở đây.

YBĐT - Nhiều người đến thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) được nghe kể về chị Lê Thị Đề - một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, một người dâu thảo, vợ hiền, một phụ nữ tiêu biểu của xã về nuôi dạy con cái. Gia đình chị liên tục được công nhận là gia đình văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục