Khá giả từ nghề mộc
- Cập nhật: Thứ năm, 18/9/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Chi hội nông dân thôn Đầu Cầu, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên (Yên Bái) có anh Nguyễn Minh Trung, hội viên Hội Nông dân xã là một trong những hộ nông dân khá lên từ phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Với nghề mộc, xẻ mỗi năm gia đình anh có tổng thu nhập 90 triệu đồng.
Thấy rõ thế mạnh ở địa phương có nguồn gỗ rừng trồng dồi dào, nghề mộc ít người làm nên đầu năm 2007 anh Trung đã mạnh dạn chọn và đầu tư vào nghề đóng đồ gỗ gia dụng và xẻ gỗ bao bì. Do gia đình chỉ có 2 lao động chính và một đứa con, anh quyết định đầu tư máy móc, nhà xưởng thuê lao động để sản xuất đồ gỗ và chế biến gỗ rừng trồng.
Với tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu là 45 triệu đồng, trong đó có 35 triệu đồng là vốn tự có và 10 triệu đồng vốn vay, anh đầu tư 2,5 triệu đồng cho làm một nhà xưởng bằng tre và gỗ rộng 180 m2. Anh mua 3 máy cưa trị giá 28,5 triệu đồng và mua sắm các dụng cụ làm mộc khác như: máy khoan, máy bào, máy tiện… để phục vụ cho sản xuất. Bên cạnh đó, anh còn có 1,5 ha đất rừng trồng của gia đình để tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Sau một năm đầu tư, hiệu quả sản xuất đã thể hiện rõ và bình quân mỗi năm gia đình anh xẻ thuê cho nhân dân trong xã đã thu được 3 triệu đồng, đồng thời xẻ, bán gỗ bao bì thu về 36 triệu đồng. Xưởng của anh mỗi năm còn sản xuất giường, bàn ghế, tủ... thu về quãng 5 chục triệu đồng. Như vậy, mỗi năm gia đình anh có tổng thu nhập 90 triệu đồng, trong đó có 39 triệu đồng thu từ xẻ gỗ thuê và sản xuất gỗ bao bì và 51 triệu đồng từ sản xuất đồ gỗ gia dụng. Sau khi trừ các chi phí và đầu tư ban đầu như: mua sắm máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị, thuê nhân công, trả tiền điện và khấu hao máy hết 35 triệu đồng, gia đình anh còn thu về được 55 triệu đồng. Như vậy, bình quân mỗi nhân khẩu của gia đình anh có thu nhập 18 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, năm 2007 là năm đầu tiên đầu tư cho sản xuất nên số tiền trừ vào chi phí đầu tư ban đầu cho máy móc thiết bị nhà xưởng cao nên năm 2008 dự tính thu nhập bình quân theo nhân khẩu của gia đình anh sẽ cao hơn rất nhiều.
Dù thu nhập từ nghề mộc, xẻ của gia đình anh Trung so với một số ngành nghề khác chưa phải là cao, nhưng ở một xã còn nhiều khó khăn như Tô Mậu thì mức thu nhập đó khá lý tưởng và nó không chỉ giúp gia đình anh vươn lên làm giàu mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một số hội viên Hội Nông dân và lao động địa phương.
Đào Minh
Các tin khác
YBĐT - Không mấy khó khăn từ quốc lộ 70 rẽ vào con đường làng lổn nhổn toàn đá hộc, chúng tôi đến khu vực Trại Bò thuộc thôn 11 xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái). Trang trại của gia đình Lê Văn Lưu nằm ở giữa đồi, một bên là khu chuồng trại nuôi bò, còn xung quanh nhà được bao bọc bởi rừng keo xanh rì.
YBĐT - Tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn 5 gian thoáng đãng, sạch sẽ, anh Lý Văn Thụ kể cho chúng tôi nghe về những ngày gian khó, khi hai vợ chồng chịu nắng, chịu mưa gánh từng bầu cây keo giống lên rừng trồng để rồi sau hơn mười năm, những cánh rừng hoang hoá thủa nào đã xanh trở lại và mang lại một cuộc sống no đủ cho gia đình. Hơn thế, trên 5 chục hộ trong thôn Khe Dầu - nơi gia đình anh Thụ sinh sống cũng có cuộc sống ổn định nhờ trồng rừng.
YBĐT - Theo lời giới thiệu của đồng chí Nguyễn Long Hải - Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), chúng tôi đã tìm đến gia đình ông Lý A Trống bản Háng Bla Ha A xã Khao Mang. Ông Trống là một hội viên cựu chiến binh nhiệt tình trong công tác Hội và làm kinh tế giỏi, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
YBĐT - Đó là anh Lương Văn Vân, sinh năm 1967 tại huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). Năm 1991, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh lên xã An Bình (huyện Văn Yên) để làm ăn sinh sống và đã kết duyên cùng cô gái Tày là chị Hoàng Thị Bạn.