Vẹn nguyên chất lính

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/4/2011 | 8:57:28 AM

YBĐT - Những người lính năm xưa, CCB hôm nay ở huyện Trấn Yên vẫn tỏa sáng, mãi xứng danh là “Bộ đội Cụ Hồ”.

Mô hình vườn cây ăn quả của CCB Đoàn Lâm Tới xã Hồng Ca (Trấn Yên).
Mô hình vườn cây ăn quả của CCB Đoàn Lâm Tới xã Hồng Ca (Trấn Yên).

Những người con của huyện Trấn Yên lên đường tham gia các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trở về với cuộc sống đời thường còn vẹn nguyên chất lính. Gần 5.000 hội viên sinh hoạt ở 30 cơ sở hội, trực tiếp là tại 252 chi hội thôn, bản, khu phố, họ là những cựu chiến binh (CCB) luôn tự tin trên mặt trận mới, làm giàu đẹp cho quê hương.

Các phong trào thi đua: “CCB gương mẫu”, xây dựng “Gia đình CCB văn hóa”, “Xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh”, “Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”, “Ấm tình đồng đội”, “Hoạt động tình nghĩa, uống nước nhớ nguồn”… đã tạo sức hút mạnh mẽ với hội viên. Qua ông Nguyễn Tiến Quang - Chủ tịch Hội CCB huyện Trấn Yên được biết, hai năm trở lại đây, bình quân mỗi năm huyện kết nạp mới từ 200 - 230 hội viên mới, tỷ lệ thu hút CCB vào hội đạt trên 90%. Hàng năm có từ 28 đến 30 cơ sở hội đạt “Trong sạch vững mạnh”, trên 90% đạt hội viên gương mẫu, gia đình văn hóa, nhiều gia đình đạt gia đình văn hóa tiêu biểu 3 năm liền.

Năm xưa sát cánh trên trận tuyến, hôm nay những người lính Cụ Hồ sát cánh bên nhau, làm theo lời Bác thực hành tiết kiệm, nhân rộng thành các mô hình tiên tiến, mô hình điểm từ các phong trào “Ngày vì đồng đội”, quỹ “Đồng đội”, “Ấm tình đồng đội”, “Vì Cựu chiến binh nghèo”… Chắt chiu tiêu dùng, sẻ chia tình nghĩa, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” các CCB giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Trong 4 năm trở lại đây, CCB trong huyện đã đóng góp trên 8.500 ngày công, trên 649 triệu đồng quĩ “Đồng đội” và hàng nghìn cây tre, vầu, nứa, gỗ; hàng vạn cây, con giống giúp các hộ CCB nghèo phát triển kinh tế. Ngoài ra, các cơ sở hội còn quyên góp ủng hộ các quĩ: Vì người nghèo, Đền ơn đáp nghĩa, Khuyến học, Chăm sóc người cao tuổi … gần 57 triệu đồng, lập 18 sổ tình nghĩa giúp đỡ đồng đội và các gia đình chính sách. Các cấp hội còn góp sức cùng toàn huyện thực hiện hiện Chương trình 167/CP của Chính phủ về xóa nhà dột nát cho các hộ nghèo.

Năm 2007, Trấn Yên còn 30 nhà CCB dột nát thì năm 2010 đã không còn hộ có nhà dột nát. Số hộ nghèo năm 2007 là 8,6%, đến năm 2009 còn 5,1%, năm 2010 còn dưới 3%. Hội CCB huyện còn xây dựng 18 điển hình về “Thương binh tàn, nhưng không phế”, gương mẫu tiêu biểu trong thôn, xóm, trong sản xuất, làm giàu.

Có những gia đình CCB trở thành tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, hàng năm cho thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng. Đáng mừng là tỷ lệ hộ khá và giàu năm 2010 đạt 46% và năm 2011 này dự kiến đạt 54%. Hội còn xây dựng 24 điển hình về “Dân vận khéo” ở cơ sở.

Bên cạnh đó, Hội quan tâm xây dựng 7 điển hình về “Tận tụy với công việc, trách nhiệm trước dân”, có hội viên trên 80 tuổi vẫn nêu gương sáng để con cháu noi theo.

Cùng với tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp, các cấp hội CCB trong huyện đã phối hợp với các cấp, ngành liên quan giải quyết tốt các đơn thư, mâu thuẫn, tranh chấp trong dân.

Các CCB trong huyện cũng luôn đi đầu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nhiều hội viên CCB được Đảng và nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức vụ chủ chốt của Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở huyện và cơ sở.

Trong 4 năm qua, CCB toàn huyện đã ủng hộ 68.500 nghìn đồng động viên thanh niên lên đường nhập ngũ. Các cấp hội còn tổ chức hàng trăm buổi gặp gỡ động viên, nói chuyện truyền thống, kể chuyện chiến đấu, giao lưu tìm hiểu lịch sử văn hóa Việt Nam … thu hút hàng vạn lượt thanh niên và học sinh. Các cấp hội đã giới thiệu hàng trăm thanh niên cho Đảng bồi dưỡng kết nạp, cảm hóa, giáo dục 54 thanh niên hư, mắc tệ nạn xã hội. 

Những người lính năm xưa, CCB hôm nay ở huyện Trấn Yên vẫn tỏa sáng, để mãi xứng danh là “Bộ đội Cụ Hồ”.

Đào Minh 

Các tin khác
Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Ông Nguyễn Văn Thêm tại Lễ ra mắt cuốn sách Lịch sử Đảng bộ phường Nguyễn Thái Học.

Vinh dự được các cấp, các ngành khen thưởng vì những thành tích xuất sắc, ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố số 14, phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục