Tuy nhiên, là tỉnh miền núi, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn vẫn là những rào cản, thách thức và hạn chế đến kết quả công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn. Một số cấp ủy, nhất là cấp cơ sở chưa thực sự coi trọng, ưu tiên công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Định kiến giới ở một số nơi vẫn tồn tại trong gia đình và xã hội, vẫn xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục trẻ em gái, mua bán phụ nữ, không muốn nhận phụ nữ trong các doanh nghiệp...
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nữ giới chưa được quan tâm đúng mức; ở một số nơi còn chưa quan tâm tạo nguồn, quy hoạch cán bộ nữ dẫn đến tỷ lệ, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức là nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn thấp, chưa bảo đảm tỷ lệ theo quy định, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ của địa phương.
Một số cơ sở Hội Phụ nữ chưa mạnh dạn tham mưu giới thiệu, chưa chủ động đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ để giới thiệu cho cấp ủy.
Mặt khác, các chế tài sử phạt vi phạm Luật BĐG không đủ tính răn đe nên vấn đề vi phạm quyền của phụ nữ vẫn xảy ra, chưa gắn trách nhiệm và các biện pháp sử lý đối với các địa phương chưa đạt các mục tiêu BĐG, nên hiệu quả công tác này nói chung vẫn hạn chế...
Trong bài nói chuyện tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, ngày 09/3/1961 của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: "… Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng, Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và nhiệm vụ người làm chủ nước nhà; phải có quyết tâm mới, đạo đức mới, tác phong mới để làm trọn nghĩa vụ mới của mình là góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội...”.
Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy tốt vai trò trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc phải được tập trung thực hiện.
Trong thời gian tới, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ về công tác BĐG và vì sự tiến bộ của phụ nữ, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh cùng hệ thống chính trị cần nâng cao trách nhiệm đối với công tác BĐG, thực hiện tốt Luật BĐG, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 về "Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”; Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020.
Đồng thời tích cực tuyên truyền, tham mưu với Tỉnh ủy thực hiện hiệu quả Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/8/2018 về "Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035" nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, những tư tưởng định kiến, phân biệt đối xử với phụ nữ, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao.
Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản tạo điều kiện về cơ chế chính sách cho phụ nữ và tổ chức Hội; phát huy vai trò đại diện, tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các vấn đề có liên quan đến phụ nữ trong các hội đồng tư vấn, trong các báo cáo lấy ý kiến dự thảo chương trình, kế hoạch, đề án phát triển của các cấp, các ngành trước khi phê duyệt.
Tích cực tham gia giám sát để có ý kiến điều chỉnh bổ sung việc thực hiện chính sách hiện hành cho phù hợp; tham mưu và đề xuất các chính sách đối với lao động nữ, các nhóm phụ nữ dễ bị tổn thương như: phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số, trẻ em gái, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ đơn thân, phụ nữ tàn tật có hoàn cảnh khó khó khăn, bị mua bán, lạm dụng tình dục…
Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh để phát huy hết khả năng và sự cống hiến cho phong trào Hội, cho sự phát triển của phụ nữ và sự nghiệp BĐG của tỉnh.
Thành Trung