Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm trong mùa dịch

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/4/2020 | 8:03:52 AM

YênBái - Nhằm hạn chế đi lại để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nhiều bà nội trợ thay vì đi chợ hàng ngày đã lựa chọn giải pháp mua thực phẩm tích trữ dùng cho nhiều ngày, điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh thì một số enzyme trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, làm thực phẩm ít nhiều mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo hòa tan... 

Ngoài ra, dễ làm thực phẩm lây nhiễm vi khuẩn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, người dân chỉ nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh một thời gian nhất định. Nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, đầy đủ nhãn mác thông tin, không hỏng mốc và có mùi khó chịu để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại. 

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, năm 2019 các ngành chức năng trong tỉnh đã thực hiện kiểm tra, thanh tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP ở 9.741 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm; phát hiện 1.086 cơ sở vi phạm. Các lực lượng chức năng đã xử phạt 390 cơ sở với số tiền hơn 347 triệu đồng, 45 cơ sở phải tiêu hủy 350 loại sản phẩm, trị giá hơn 220 triệu đồng và có 639 cơ sở bị nhắc nhở. 

Năm 2020, Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP tỉnh đã phối hợp với phòng y tế, trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra 33 cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống… Kết quả, các cơ sở đã thực hiện tốt các quy định đảm bảo vệ sinh ATTP. 

Trong năm, đã kiểm tra sức khỏe, xác nhận kiến thức về ATVSTP cho những người liên quan trực tiếp đến thực phẩm, khu vực sản xuất, gia công đóng gói sạch sẽ, phương tiện bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. 8/10 cơ sở được kiểm tra đã có ý thức chấp hành các yêu cầu về ATVSTP, đã cập nhật kiến thức về ATVSTP, kiểm tra sức khỏe theo quy định; nguồn nguyên liệu có hợp đồng chứng minh nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng, khu vực chế biến không có thực phẩm nhập lậu, hết hạn sử dụng; đã chấp hành tốt các quy định về ATVSTP... 

Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cơ sở sản xuất, đóng gói thực phẩm sử dụng nhân viên trực tiếp chế biến, đóng gói thực phẩm không đeo khẩu trang, găng tay theo quy định; không sử dụng găng tay khi chế biến, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay; không thực hiện đúng quy định về lưu mẫu thức ăn”; một số thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, tem nhãn ghi không đầy đủ nội dung... đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, xử lý các hành vi vi phạm, tiến hành tiêu hủy tại chỗ thực phẩm không đảm bảo và yêu cầu các cơ sở không được tiếp tục nhập những mặt hàng này để tiêu thụ. 

Nhân Tháng hành động Vì ATTP, UBND tỉnh đã có kế hoạch cụ thể về thực hiện công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh năm 2020 với Chủ đề "Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm”. 

Qua đó, đã có sự chuyển biến tích cực; trách nhiệm của các sở, ban, ngành, chính quyền, đoàn thể về công tác ATTP; các hộ kinh doanh cũng đã tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP nhất là trong thời điểm dịch bệnh, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đã tiến hành ký cam kết, chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch... 

Đồng thời, để bảo đảm an toàn trong mùa dịch, người dân nên thực hiện nghiêm túc những khuyến cáo của Bộ Y tế như: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và sử dụng găng tay khi lựa chọn thực phẩm; luôn bảo đảm ăn thực phẩm chín, uống nước sạch đã được đun sôi; nói không với thực phẩm không an toàn.

Minh Huyền

Các tin khác

“Phải làm nhanh hơn vì cuộc sống người dân không thể chờ đợi hơn” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo như vậy tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 tuần qua.

Thời gian gần đây, nhiều cá nhân, trong đó chủ yếu là lứa tuổi thanh niên do thiếu nhận thức đã đăng tải những thông tin sai sự thật, nhằm mục đích giật gân, câu like trên các trang mạng xã hội. Điều đó chẳng những làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm lý hoang mang, dao động trong nhân dân mà còn gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả đất nước.

Là tỉnh miền núi, Yên Bái có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, dân số phần lớn là làm nông nghiệp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng vượt lên tất cả, các thế hệ thanh niên Yên Bái luôn nỗ lực, vượt qua mọi gian khó, làm tốt vai trò là cánh tay đắc lực của Đảng, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cán bộ xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên kiểm tra ngầm tràn và các vị trí xung yếu trong mùa mưa lũ. Ảnh minh họa

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái, trận mưa đá, dông lốc ngày 2/3, toàn tỉnh có 5 người bị thương, gần 3.500 ngôi nhà bị thiệt hại, hàng trăm héc-ta lúa, hoa màu bị ảnh hưởng; ước tính giá trị thiệt hại khoảng 19 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục