YênBái - Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 chỉ cách chúng ta khoảng 1 tháng nữa. Theo khảo sát sơ bộ, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong suốt năm vừa qua, nhất là khi đợt dịch lần thứ tư bùng phát, nhiều doanh nghiệp nỗ lực duy trì sản xuất, cố gắng tạo công việc cho khoảng 50% người lao động, số còn lại phải tạm dừng việc nhiều tháng, hưởng 75% lương cơ bản.
Nhìn chung, đời sống công nhân, lao động vốn không dư giả, nay càng khó khăn, không có tích lũy. Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vẫn duy trì hoạt động tốt trong dịch bệnh, có mức thưởng tết khả quan như tài chính - ngân hàng, y tế, dược phẩm, thương mại điện tử… nhưng tổng thể, tình hình thưởng tết sẽ giảm. Thậm chí, các lĩnh vực như du lịch, nghỉ dưỡng, dịch vụ, vận tải khách... khó có thưởng tết cho người lao động.
Thấu hiểu điều này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã sớm chỉ đạo các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở cân nhắc, đề nghị doanh nghiệp cố gắng duy trì giữ nguyên mức thưởng như hằng năm.
Coi đây là hành động thiết thực nhất từ phía doanh nghiệp nhằm động viên, giữ chân người lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, góp phần hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động. Ngoài ra, căn cứ vào lợi nhuận của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân, có thể có những phần thưởng động viên, khích lệ thêm.
Bên cạnh đó, do dịch bệnh sẽ còn có những diễn biến phức tạp, việc tổ chức các hoạt động tết như thường niên sẽ được rút gọn hoặc không tổ chức nhằm phòng, chống dịch. Do đó, công đoàn các cấp cần có những hình thức chăm lo khác; tập trung vào các đối tượng: người lao động bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp có hoàn cảnh khó khăn; có vợ hoặc chồng hoặc con mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo; mất việc làm hoặc không có việc làm ổn định do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi có hoàn cảnh khó khăn; đang làm việc tại doanh nghiệp gặp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động...
Với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết", các cấp công đoàn cần chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương, tiền thưởng trong dịp tết; kịp thời phát hiện và có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua sản xuất để tăng thu nhập cho đoàn viên, người lao động; tăng số lượng đoàn viên, người lao động được hỗ trợ so với các năm trước. Đồng thời, tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng các nội dung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động trong dịp tết.
B.T
Trở về sau chiến tranh, lực lượng thanh niên xung phong (TNXP) cả nước nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng vẫn không ngừng phát huy vai trò gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, lan tỏa tinh thần, nhiệt huyết và ý chí cách mạng cho thế hệ trẻ xung kích tình nguyện vì cuộc sống hôm nay của cộng đồng.
Đến nay, Luật Đấu thầu (có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014) đã qua 8 năm thực thi và đã đến lúc cần được sửa đổi toàn diện. Mặc dù việc thực hiện luật này đã tạo dựng khung pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động mua sắm, quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước, nhưng thực tiễn hiện nay đã có nhiều thay đổi.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) được thể hiện rõ nhất trong năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022. Đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nơi học sinh, sinh viên không thể đến trường, dạy học qua Internet, trên truyền hình, áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số vào giảng dạy đã trở thành một phương thức, cách thức được các nhà trường, thầy cô và học sinh chủ động ứng dụng.
Cách đây 39 năm, ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ đó đến nay, ngày 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội tôn vinh những đóng góp to lớn của các thầy, cô giáo cho sự nghiệp "trồng người" của đất nước.