Tuyên chiến với bạo lực gia đình

  • Cập nhật: Thứ hai, 24/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng có thể khẳng định: tình trạng bạo lực trong gia đình luôn tồn tại trong xã hội và đang có biểu hiệu gia tăng với hàng nghìn vụ bạo hành gia đình trong một năm. Biểu hiện bạo hành trong gia đình, đó là việc: chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự vợ con, cấm đoán không cho vợ quan hệ với bạn bè khác giới, không cho tham gia công tác xã hội...vv.

Có trường hợp chồng đánh đập vợ con dã man, tàn nhẫn dẫn đến người vợ hay con phải mang thương tật suốt đời, trong đó, nhiều vụ việc cơ quan bảo vệ pháp luật đã phải vào cuộc. Từ tình trạng bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần đã khiến không ít gia đình sống trong bầu không khí căng thẳng đến mức độ không chấp nhận được phải tan vỡ. Điều này lý giải vì sao thời gian gần đây số vụ ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, song chủ yếu nhất vẫn là do người chồng rượu chè, cờ bạc, nghiện ma tuý, gia trưởng, phong kiến, ghen tuông vô cớ... và cả lý do... ngoại tình mà ruồng rẫy!

Để hạn chế nạn bạo hành trong gia đình thì cả xã hội phải vào cuộc. Trong đó, vai trò của cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể rất quan trọng. Chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền trang bị kiến thức về: Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình cho người dân, đặc biệt là các kiến thức pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ - nạn nhân chính trong các vụ bạo lực gia đình để họ tự bảo vệ bản thân. Để tuyên chiến với bạo lực gia đình cần lấy phương châm: phòng ngừa là chính, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về gia đình, tư vấn hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc.  Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình bằng cách giáo dục cảm hoá những người lầm lỗi, bài trừ các hủ tục, tập quán, thói quen lạc hậu...

Để làm được việc đó, vai trò của khu dân cư, cộng đồng thôn bản là quan trọng. Bên cạnh đó, đối với những vụ bạo hành gây thương tích vượt quá giới hạn, các cơ quan thi hành pháp luật cần vào cuộc xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe và giáo dục. Mặt khác, trên thực tế, một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình còn do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, túng bấn dẫn đến cùng quẫn. Vì vậy, các cấp uỷ, chính quyền đoàn thể địa phương cần có những giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn phát triển kinh tế gia đình để cải thiện đời sống cho những trường hợp này. Một điều không thể không đề cập là chúng ta cần quan tâm xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành, xây dựng các trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bị bạo hành để hỗ trợ họ phục hồi sức khoẻ, tinh thần...

Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi tế bào khoẻ mạnh thì cả xã hội phát triển, ngược lại, một tế bào yếu ớt ảnh hưởng rất lớn đến xã hội. Xã hội càng phát triển, gia đình phải ngày càng được hoàn thiện. Hãy tuyên chiến với nạn bạo lực trong gia đình bằng những hành động cụ thể, để gia đình càng hoàn thiện!

P.V

Các tin khác

YBĐT - Giống là yếu tố quan trọng, từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, giống càng trở nên quan trọng. Vậy mà mấy năm trở lại đây, người dân xã Lâm Thượng (Lục Yên) lại đang khốn đốn quanh chuyện giống lúa. Và cũng không chỉ Lâm Thượng mà một số địa phương khác trong tỉnh cũng đã từng xảy ra tình trạng gieo giống "chất lượng cao" để gặt... rơm!

Học sinh Trường DTNT tỉnh Yên Bái trong giờ nghỉ. (Ảnh: Minh Quang)

YBĐT - Ở các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nhiều xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường có địa hình phức tạp, địa bàn rộng, giao thông kém phát triển, dân cư phân bố thiếu tập trung, nhiều thôn bản cách trường hàng chục kilômét, lại bị địa hình đồi núi, khe suối chia cắt khiến học sinh gặp nhiều khó khăn khi đến trường nhất là mùa mưa lũ.

Kinh tế trang trại từ rừng đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần đắc lực xoá đói giảm nghèo, giúp dân làm giàu. (Ảnh: Thanh Phúc)

YBĐT - Với 70% diện tích là đất lâm nghiệp, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có gần 4 vạn hộ nhận đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng và chăm sóc rừng, trong đó có 248 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân, mỗi trang trại quản lý từ 5 - 7 ha rừng, trong đó có trang trại có quy mô diện tích từ 30 - 50 ha, với giá trị tài sản hàng tỷ đồng.

Phụ nữ Mường trong làng văn hóa Đồng Lơi, 
xã Thanh Lương (Văn Chấn) biểu diễn văn nghệ trên nhà sàn phục vụ khách du lịch. (Ảnh: H.N)

YBĐT - Trải qua nhiều lần biến đổi, sáp nhập, chia tách, đổi tên, đến nay, về cơ cấu tổ chức đơn vị hành chính ở Yên Bái đã tương đối ổn định theo mô hình nhỏ nhất là làng, xã, thôn, bản. Tổ chức làng, xã ở nước ta đã hình thành từ rất lâu đời, dù trải qua nhiều chế độ chính trị khác nhau, vẫn tồn tại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục