Nhà nông cũng phải chuyên nghiệp

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT-Đã qua rồi cái thời sản xuất nông-lâm nghiệp, canh tác chỉ biết dựa vào kinh nghiệm và phó mặc cho ông trời. Ngày nay khoa học kỹ thuật đã hiện diện ngay trên đồng ruộng, thì tính chuyên nghiệp trong canh tác nông-lâm nghiệp cũng cần được chú trọng một cách đặc biệt.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chắc chắn nâng cao năng suất, chất lượng, giải phóng sức lao động.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chắc chắn nâng cao năng suất, chất lượng, giải phóng sức lao động.

Đã làm nghề nông chắc chắn ai cũng biết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta đưa ra lịch thời vụ áp dụng với từng vùng, từng ngày, từng thời điểm, cũng như đưa ra cơ cấu giống cây trồng, thế rồi vùng khí hậu, thổ nhưỡng đất đai cho từng mùa, từng giống cây. Đó là kết quả kết tinh qua nhiều năm nghiên cứu, thí nghiệm của các nhà khoa học.

Nhiều bà con nông dân vẫn cho rằng, trước đây ông bà họ có khoa học khoa hẽo gì đâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm “gia truyền” là chính, vậy mà vẫn cho thu hoạch đấy thôi. Những lý giải đó quả không sai, nhưng sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm không mang lại hiệu quả cao bằng áp dụng khoa học được. Một ví dụ điển hình là năng suất lúa ngày một cao thậm chí cao gấp đôi, gấp ba so với những năm 80 của thế kỷ trước, bình quân lương thực đầu người ngày càng cao, số hộ đói, nghèo ngày một giảm. Rồi đến những giống lúa, ngô, chè, sắn… ngày một tốt hơn, kháng chịu sâu bệnh, mức đầu tư chăm sóc thấp mà vẫn đạt năng suất cao.

Khoa học kỹ thuật tốt là thế, hiệu quả là vậy, ấy thế mà vẫn có nhiều hộ nông dân ngày nay vẫn cứ dựa vào kinh nghiệm, bất chấp khuyến cáo của các nhà khoa học. Bằng chứng rõ nhất là vụ đông năm 2007-2008, rất nhiều hộ dân ở Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, Văn Yên… gieo trồng ngô đông muộn so với lịch của ngành nông nghiệp tới 15-20 ngày. Những năm trước thời tiết thuận lợi vẫn cho thu hoạch tuy năng suất không cao, nhưng những tháng đầu năm 2008 này thời tiết bất lợi, rét đậm, rét hại kéo dài làm cho hàng chục ha ngô đông không cho thu hoạch. Trên cánh đồng xã Vĩnh Kiên, Bạch Hà (huyện Yên Bình) có hàng chục ha ngô phải chặt bỏ làm thức ăn cho trâu, bò.

Một minh chứng rõ nhất là vụ xuân 2008, bà con nông dân các huyện thị từ vùng thấp đến vùng cao gieo cấy lúa xuân trước tết nguyên đán, khi gặp thời tiết rét lúa chết hàng loạt. Đành rằng thời tiết những ngày đầu năm rất bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng nếu bà con tuân thủ theo lịch gieo cấy, đừng dựa vào “kinh nghiệm” thì mức độ thiệt hại sẽ thấp hơn rất nhiều so với trên 10 ngàn ha lúa mạ bị chết phải gieo cay lại. Một minh chứng nữa cho việc không áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất là khi chăn nuôi trâu, bò… không làm chuồng trại nhốt mà cứ thả rông trên rừng, khi trời rét gia đình mới tá hoả đi tìm về nhưng đã quá muộn, chúng đã chết, có con đã thối rữa. Toàn tỉnh có trên 7 ngàn con trâu, bò bị chết, ước thiệt hại trên 60 tỷ đồng.  Chính do không áp dụng khoa học, khuyến cáo của các ngành chức năng đã gây thiệt hại rất lớn cho bà con nông dân.

Cái rét đã qua đi nhưng hậu quả để lại thật nặng nề, nhiều hộ nông dân vốn đã nghèo nay càng nghèo hơn. Chỉ tính riêng nguồn hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh cho thiệt hại lúa, mạ, trâu, bò chết rét cũng trên 22.161 tỷ đồng. Là một tỉnh có 80% dân số là nông dân, cuộc sống chủ yếu dựa vào hạt lúa củ khoai, vậy mà mức thiệt hại lên đến cả trăm tỷ đồng.

Trong khi làm ra hạt lúa, củ khoai phải cõng trên lưng đủ thứ, từ cái ăn hàng ngày, nuôi con cái học hành, ma chay, cưới xin. Giờ trâu, bò chết, lúa mạ chết, hạt lúa chỉ cõng mỗi cái ăn còn không đủ, thử hỏi những sinh hoạt khác lấy gì bù đắp đây. Khi trâu chết, lúa, mạ chết nhiều nông dân bần thần nói: “Giá mà nghe lời người ta khuyến cáo, giá mà áp dụng nghiêm ngặt lịch gieo cấy, nuôi gia súc làm chuồng trại hẳn hoi thì đâu đến nỗi!”.

 Tính chuyên nghiệp trong nhà nông đâu chỉ là cấy giống gì, bón phân bao nhiêu, thời điểm nào, phun bao nhiêu thuốc… mà còn phải biết gieo cấy vào thời điểm nào mới thắng được ông trời!

Thanh Phúc

Các tin khác
Công trình Trạm Y tế xã Suối Giàng, Văn Chấn được đầu tư xây dựng trong năm 2008.

YBĐT - Kết quả kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng Yên Bái chủ trì trong năm 2008 về điều kiện năng lực của các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD) trên địa bàn cho thấy, chỉ có 3 đơn vị bảo đảm đủ điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn quản lý hạng II, các ban quản lý DAĐTXD (gọi tắt là ban quản lý) còn lại không đủ điều kiện năng lực xếp hạng theo quy định của tổ chức tư vấn quản lý dự án; cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc tư vấn quản lý dự án, lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp với quy mô và cấp công trình còn rất thiếu.

Đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy là việc làm bắt buộc khi tham gia giao thông.  (Ảnh: T.M)

YBĐT - Vậy là chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm Âm lịch để bước vào xuân mới Kỷ Sửu 2009. Cùng với niềm vui tết đến xuân về, cứ vào dịp cuối năm, nỗi lo về an toàn giao thông (ATGT) lại tăng lên. Bởi vào thời điểm này, số vụ tai nạn giao thông (TNGT), va quệt giao thông lại gia tăng đột biến.

Đường Km5 - Yên Bình đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Từ phong trào “ đường ta làm ta đi”, với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thông qua nhiều nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước như: ngân sách, 135, WB, ADB... thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn – miền núi (GTNT - MN).

Công trình Trường THPT An Bình (huyện Văn Yên) được đầu tư xây dựng với nguồn vốn kiên cố hóa trường học giai đoạn II.

YBĐT - Ngay sau khi có kế hoạch của Ban chỉ đạo kiên cố hoá trường lớp học (giai đoạn II) Trung ương, UBND tỉnh Yên Bái đã khẩn trương giao kế hoạch vốn và danh mục đầu tư, bao gồm: 492 phòng học, 366 nhà công vụ, tổng mức đầu tư 200.585 triệu đồng, cho các địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tới giữa tháng 11.2008, toàn tỉnh mới khởi công được 21 phòng học và 12 nhà công vụ, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục