Gỡ mắc cho chương trình kiên cố hoá trường lớp học

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngay sau khi có kế hoạch của Ban chỉ đạo kiên cố hoá trường lớp học (giai đoạn II) Trung ương, UBND tỉnh Yên Bái đã khẩn trương giao kế hoạch vốn và danh mục đầu tư, bao gồm: 492 phòng học, 366 nhà công vụ, tổng mức đầu tư 200.585 triệu đồng, cho các địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tới giữa tháng 11.2008, toàn tỉnh mới khởi công được 21 phòng học và 12 nhà công vụ, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Công trình Trường THPT An Bình (huyện Văn Yên) được đầu tư xây dựng với nguồn vốn kiên cố hóa trường học giai đoạn II.
Công trình Trường THPT An Bình (huyện Văn Yên) được đầu tư xây dựng với nguồn vốn kiên cố hóa trường học giai đoạn II.

Tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học giai đoạn II năm 2008 thời gian qua ở các tỉnh, trong đó có Yên Bái, rất chậm. Chính phủ buộc phải kéo dài thời gian thực hiện tới hết tháng 3.2009 thay vì kết thúc vào ngày 31.12 năm nay. Tiến độ không đáp ứng yêu cầu, nguyên nhân khách quan là Ban chỉ đạo Trung ương và các bộ ngành liên quan giao danh mục, kế hoạch vốn muộn. Vì vậy, tới tháng 9.2008, các tỉnh mới có thể giao danh mục, kế hoạch vốn cho các địa phương triển khai thực hiện. Về chủ quan, nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.Ở Yên Bái, trong quá trình triển khai thực hiện có hai khó khăn, vướng mắc chủ yếu.

Thứ nhất, việc bố trí mặt bằng, giải phóng mặt bằng ở các địa phương vùng đặc biệt khó khăn như Trạm Tấu, Mù Cang Chải rất nan giải. Tới nay, hầu hết các danh mục đầu tư ở hai huyện này đã hoàn thành thủ tục hồ sơ, trong giai đoạn hoàn thành phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế dự toán nhưng nhiều danh mục đầu tư vẫn chưa giải phóng hoặc bố trí được mặt bằng. Như huyện Mù Cang Chải, 16 danh mục đầu tư, nhưng tới giữa tháng 11.2008, chỉ có điểm trường Páo Khắt, xã Nậm Khắt bố trí xong mặt bằng, chuẩn bị khởi công.

Thứ hai, trong tổng số danh mục Yên Bái được đầu tư với tổng vốn 78 tỷ đồng, có tới 50% công trình có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, thuộc diện phải đấu thầu. Danh mục và kế hoạch vốn giao muộn, các địa phương triển khai thực hiện vào dịp cuối năm, nếu tổ chức đấu thầu theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thì không thể đáp ứng tiến độ như Chính phủ đề ra.

Để chương trình kiên cố hoá trường lớp học về đích đúng hẹn, cần có những giải pháp cụ thể để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc hiện nay. Về phía Trung ương, với những công trình có vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng, thuộc diện phải tổ chức đầu thầu ở các vùng khó khăn đề nghị Chính phủ cho phép chỉ định thầu để bảo đảm tiến độ đề ra.

Về phía tỉnh, hiện nay, các địa phương, nhất là huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải rất khó khăn trong bố trí mặt bằng. Nguyên nhân chính là phải san gạt mặt bằng với khối lượng lớn, các huyện không đủ kinh phí. Kiến nghị của các địa phương là đề nghị tỉnh có cơ chế đặc thù, hỗ trợ kinh phí san tạo mặt bằng cho các huyện vùng cao, địa phương diện đặc biệt khó khăn. Tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trên, tỉnh Yên Bái mới có khối lượng thực hiện để giải ngân 60% trong năm nay và 100% vào tháng 3.2009 như dự kiến, kết thúc chương trình đúng thời hạn mà Chính phủ quy định.

Tuấn Anh

Các tin khác

YBĐT - Dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng có thể khẳng định: tình trạng bạo lực trong gia đình luôn tồn tại trong xã hội và đang có biểu hiệu gia tăng với hàng nghìn vụ bạo hành gia đình trong một năm. Biểu hiện bạo hành trong gia đình, đó là việc: chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự vợ con, cấm đoán không cho vợ quan hệ với bạn bè khác giới, không cho tham gia công tác xã hội...vv.

YBĐT - Giống là yếu tố quan trọng, từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, giống càng trở nên quan trọng. Vậy mà mấy năm trở lại đây, người dân xã Lâm Thượng (Lục Yên) lại đang khốn đốn quanh chuyện giống lúa. Và cũng không chỉ Lâm Thượng mà một số địa phương khác trong tỉnh cũng đã từng xảy ra tình trạng gieo giống "chất lượng cao" để gặt... rơm!

Học sinh Trường DTNT tỉnh Yên Bái trong giờ nghỉ. (Ảnh: Minh Quang)

YBĐT - Ở các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nhiều xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường có địa hình phức tạp, địa bàn rộng, giao thông kém phát triển, dân cư phân bố thiếu tập trung, nhiều thôn bản cách trường hàng chục kilômét, lại bị địa hình đồi núi, khe suối chia cắt khiến học sinh gặp nhiều khó khăn khi đến trường nhất là mùa mưa lũ.

Kinh tế trang trại từ rừng đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, góp phần đắc lực xoá đói giảm nghèo, giúp dân làm giàu. (Ảnh: Thanh Phúc)

YBĐT - Với 70% diện tích là đất lâm nghiệp, đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có gần 4 vạn hộ nhận đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng và chăm sóc rừng, trong đó có 248 trang trại đạt tiêu chí quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bình quân, mỗi trang trại quản lý từ 5 - 7 ha rừng, trong đó có trang trại có quy mô diện tích từ 30 - 50 ha, với giá trị tài sản hàng tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục