Phát triển giao thông nông thôn - miền núi: Chuyển động phải từ cơ sở

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ phong trào “ đường ta làm ta đi”, với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thông qua nhiều nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước như: ngân sách, 135, WB, ADB... thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Yên Bái đã huy động các nguồn lực tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn – miền núi (GTNT - MN).

Đường Km5 - Yên Bình đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. (Ảnh: Quang Thiều)
Đường Km5 - Yên Bình đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công. (Ảnh: Quang Thiều)

Đến nay, toàn tỉnh đã có 5506 km đường GTNT, mật độ bình quân: 1,25 km đường/km2; trong đó, đường huyện là 735,9 km, đường xã 2296,8 km, đường thôn bản 2473,5 km. Cả 180/180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đường ô tô đã đến trung tâm. Một số xã đã kiên cố hoá mặt đường và công trình thoát nước, bảo đảm giao thông trong bốn mùa. Từ khi có đường giao thông, nhiều xã của Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn đã thoát khỏi xã đặc biệt khó khăn. Cuộc sống của đồng bào vùng cao ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải  cũng đã bớt khó khăn khi có đường giao thông đi lại.

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã chỉ rõ: “ Phấn đấu đến 2010, 70% mặt đường nông thôn được cứng hoá”. Thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội, từ năm 2006, Sở Giao thông vận tải Yên Bái đã tổ chức xây dựng Đề án phát triển GTNT - MN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 – 2010.

Cùng với Đề án của ngành GTVT, thời gian qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn vốn từ bên ngoài, tạo cơ chế, chính sách để phát triển mạng lưới  GTNT - MN.  Đặc biệt mới đây nhất, tỉnh đã có cơ chế hỗ trợ 30 triệu đồng để mở mới đối với 1 km đường đến thôn, bản vùng cao.  Mặc dù đã có cơ chế và nguồn hỗ trợ, nhưng trên thực tế việc phát triển mạng lưới GTNT – MN còn rất chậm. Sau hơn nửa nhiệm kỳ Đại hội, hệ thống đường GTNT – MN đến trung tâm các xã, đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu trong tỉnh mới chủ yếu được khai thông nền đường, thiếu các công trình thoát nước, thiếu công trình vượt suối. Theo khảo sát, đến nay mới chỉ có 15% mặt đường được bê tông hoá.

Các tuyến đường nối các thôn, bản, khu dân cư đến trung tâm xã còn rất thiếu. Từ thực tế đặt ra, để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển nhanh GTNT – MN là rất cần thiết! Do vậy, cùng với sự cố gắng từ tỉnh, ở mỗi địa phương, việc các cấp uỷ Đảng, chính quyền và tổ chức chính trị, xã hội tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển GTNT – MN là yếu tố quyết định sự thành công. Tại mỗi địa phương, vì thế, công tác huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển GTNT – MN phải được thống nhất cao trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân. Hàng năm, các Đảng bộ và HĐND các cấp phải có nghị quyết chuyên đề về phát triển GTNT - MN.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp chính quyền phải xây dựng các cơ chế, chính sách và hình thức huy động linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Các tổ chức chính trị như: mặt trận, phụ nữ, Đoàn thanh niên... phải là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu được tầm quan trọng của công tác đầu tư phát triển hạ tầng GTNT – MN  để người dân tự nguyện tham gia.

Có xây dựng được mạng lưới GTNT – MN hoàn chỉnh, chúng ta mới thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Mà để phát triển được GTNT – MN thì sự chuyển động phải từ cơ sở!

Nguyễn Đình

Các tin khác
Công trình Trường THPT An Bình (huyện Văn Yên) được đầu tư xây dựng với nguồn vốn kiên cố hóa trường học giai đoạn II.

YBĐT - Ngay sau khi có kế hoạch của Ban chỉ đạo kiên cố hoá trường lớp học (giai đoạn II) Trung ương, UBND tỉnh Yên Bái đã khẩn trương giao kế hoạch vốn và danh mục đầu tư, bao gồm: 492 phòng học, 366 nhà công vụ, tổng mức đầu tư 200.585 triệu đồng, cho các địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tới giữa tháng 11.2008, toàn tỉnh mới khởi công được 21 phòng học và 12 nhà công vụ, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

YBĐT - Dù chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng có thể khẳng định: tình trạng bạo lực trong gia đình luôn tồn tại trong xã hội và đang có biểu hiệu gia tăng với hàng nghìn vụ bạo hành gia đình trong một năm. Biểu hiện bạo hành trong gia đình, đó là việc: chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự vợ con, cấm đoán không cho vợ quan hệ với bạn bè khác giới, không cho tham gia công tác xã hội...vv.

YBĐT - Giống là yếu tố quan trọng, từ xa xưa cha ông ta đã đúc kết: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay, giống càng trở nên quan trọng. Vậy mà mấy năm trở lại đây, người dân xã Lâm Thượng (Lục Yên) lại đang khốn đốn quanh chuyện giống lúa. Và cũng không chỉ Lâm Thượng mà một số địa phương khác trong tỉnh cũng đã từng xảy ra tình trạng gieo giống "chất lượng cao" để gặt... rơm!

Học sinh Trường DTNT tỉnh Yên Bái trong giờ nghỉ. (Ảnh: Minh Quang)

YBĐT - Ở các huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nhiều xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thường có địa hình phức tạp, địa bàn rộng, giao thông kém phát triển, dân cư phân bố thiếu tập trung, nhiều thôn bản cách trường hàng chục kilômét, lại bị địa hình đồi núi, khe suối chia cắt khiến học sinh gặp nhiều khó khăn khi đến trường nhất là mùa mưa lũ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục