Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới cần có mô hình chỉ đạo cụ thể

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/11/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nghị quyết 26 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đi vào cuộc sống với những chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ đã được các cấp, các ngành, địa phương cụ thể hoá thành những mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp.

Các xã vùng cao cần có nguồn lực đầu tư rất lớn để đạt tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Một góc nông thôn vùng cao Bản Công (Trạm Tấu).
Các xã vùng cao cần có nguồn lực đầu tư rất lớn để đạt tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Một góc nông thôn vùng cao Bản Công (Trạm Tấu).

Nghị quyết xác định: nông thôn là địa bàn thực hiện, nông nghiệp là lĩnh vực thực hiện, nông dân là chủ thể của địa bàn và lĩnh vực đó. Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề lớn trong “tam nông”. Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo, nguồn lực hạn hẹp, cơ sở hạ tầng khó khăn, vì vậy, không thể giải quyết các vấn đề về nông thôn một cách nhanh chóng. 19 tiêu chí về nông thôn mới, bao gồm quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ nông thôn... là những tiêu chí mà nông thôn Yên Bái – nhất là vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu và yếu. Thực tế việc triển khai thực hiện Nghị quyết 26 (khoá X) ở một số địa phương cho thấy, một số nơi rất lúng túng, trông chờ vào sự hỗ trợ từ trên. Nguyên nhân chủ yếu là nguồn lực hạn chế, nhiều nơi thiếu giải pháp cụ thể, bao gồm giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.

Từ thực tế và tình hình sau gần một năm thực hiện Nghị quyết 26 (khoá X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân, chúng tôi cho rằng, mỗi địa phương cần đánh giá đúng tình hình và nên chọn ít nhất một xã để tập trung chỉ đạo thành mô hình điểm. Các ngành liên quan, nhất là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học - Công nghệ, Hội Nông dân tích cực phối hợp, tham gia chỉ đạo xây dựng mô hình. Đầu tư nội lực và đầu tư của Nhà nước để đạt 19 tiêu chí nông thôn mới với các xã ở miền núi Yên Bái là rất lớn, trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, các xã được chọn để chỉ đạo thành mô hình nên là những xã có nền tảng khá trên các lĩnh vực kinh tế, kết cấu hạ tầng nông thôn, y tế, giáo dục, dân số, việc làm, dịch vụ nông nghiệp... để “kích cầu” hiệu quả.

Nông thôn Yên Bái tuy còn nhiều khó khăn nhưng thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, nhiều xã như Đại Phác (Văn Yên), Lâm Thượng (Lục Yên), Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ)... nổi lên với sự chuyển dịch mạnh mẽ về sản xuất nông lâm nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học và sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, giáo dục, y tế, văn hoá... đều có thể “kích cầu” để xây dựng thành mô hình nông thôn mới.

Nông thôn là địa bàn chủ yếu thực hiện Nghị quyết, xây dựng nông thôn mới là tất yếu trong tiến trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Trong điều kiện của tỉnh miền núi như Yên Bái, không thể tiến hành có kết quả trong một sớm một chiều. Vì vậy, mô hình hoá, điển hình hoá là một trong những phương pháp, yêu cầu có tính khoa học và thực tiễn cao rất cần được các cấp ủy địa phương quan tâm, chỉ đạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tuấn Anh

Các tin khác
Công trình giao thông từ xã Tú Lệ (Văn Chấn) - xã Nậm Có (Mù Cang Chải), - một trong những công trình được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

YBĐT - Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giảm nghèo nhanh chóng trong giai đoạn 2009 - 2020.

YBĐT - Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đông xuân 2009-2010, được Ban chỉ huy PCCCR tỉnh Yên Bái triển khai sớm và chỉ đạo khá sát sao. Phương châm chỉ đạo: "phòng là chính, cứu chữa kịp thời", phương án tổ chức thực hiện: "lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ" ban chỉ huy PCCCR các cấp đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu từ trưởng thôn bản tới chủ tịch UBND xã, huyện, thị, thành phố; rà soát và tăng cường quản lý nương rẫy; củng cố, kiện toàn gần 1.500 tổ đội PCCCR ở cơ sở.

Đường vào xã Chấn Thịnh (Văn Chấn).

YBĐT - Vừa qua, Báo Yên Bái nhận được đơn của bà Đinh Thị Bình ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) phản ánh Ban quản lý Dự án công trình giao thông (Sở Giao thông - Vận tải) chưa đền bù cho bà số tiền 76.610.000 đồng thu hồi đất và đền bù tài sản trên đất khi Nhà nước thực hiện công trình cải tạo nâng cấp quốc lộ 32 (đoạn qua xã Sơn Thịnh – trung tâm huyện Văn Chấn). Vụ khiếu kiện kéo dài từ năm 2008 tới nay, liên quan tới Hội đồng giải phóng mặt bằng, UBND và các cơ quan chức năng của huyện Văn Chấn, Ban quản lý Dự án công trình giao thông...

Bản định cư Giàng La Pán, xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Tình hình chống tái trồng cây thuốc phiện ở Yên Bái niên vụ gần đây không còn gay gắt. Đơn cử như Trạm Tấu - điểm “nóng” tái trồng cây thuốc phiện của Yên Bái những năm trước đây đã “hạ nhiệt”: niên vụ 2006 - 2007 diện tích cây thuốc phiện tái trồng được phát hiện lên tới 137 ha, tới niên vụ 2008 - 2009 con số này chỉ còn 1,7 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục