Cần nỗ lực phục tráng, bảo tồn giống lúa nếp Tú Lệ

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/12/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) nổi tiếng cả nước có một giống lúa nếp thơm, hạt gạo to đẫy đà trắng trong, cơm có độ dẻo đặc biệt không nơi nào có được. Một giống lúa có hương thơm từ cây lúa, hạt thóc đến hạt gạo.

Khi thổi xôi, người ở xa hàng trăm mét cũng được hưởng hương thơm đầy quyến rũ. Xôi nếp Tú Lệ để cả ngày vẫn còn độ dẻo, hương thơm. Giống lúa nếp này người Thái ở Tú Lệ gọi là “Khảu tam chậu” hay còn gọi là nếp Tan đã có ở đây từ lâu đời nay.

Có nhiều nhà khoa học cho rằng, do những đặc thù riêng biệt của giống lúa “Khảu tam chậu” cộng với ở Tú Lệ quanh năm có thời tiết khí hậu mát mẻ, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn, có con suối lớn chảy qua giữa cánh đồng, hai bên bờ suối có nhiều điểm nước nóng thiên nhiên... làm cho giống “Khảu tam chậu” ở đây có hương vị đặc biệt. Nhiều du khách trong và ngoài nước đến Tú Lệ được thưởng thức xôi nếp “Khảu tam chậu” không bao giờ quên được hương vị, độ dẻo độc đáo của loại gạo này. Khách qua đường khi dừng chân ở đây ai cũng không quên mua vài gói xôi làm quà cho người thân.

Nếp Tú Lệ lâu nay đã trở thành một hàng hóa đặc biệt được nhiều người ưa thích. Nhiều tư thương ở các tỉnh đã không bỏ lỡ thời cơ đến Tú Lệ mua thóc, gạo “Khảu tam chậu” đem đi các nơi khác tiêu thụ. Giá thóc và gạo “Khảu tam chậu” Tú Lệ bị đẩy lên cao gấp nhiều lần so với các giống lúa nếp khác nhưng cung vẫn chưa đủ cầu. Giống nếp Tú Lệ giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ nên đã có nhiều hộ nông dân trong huyện, trong tỉnh mua giống nếp Tú Lệ về gieo cấy, đầu tư thâm canh, tuy năng suất cao hơn nhưng độ dẻo và thơm không sánh được khi gieo cấy tại Tú Lệ.

Tuy nhiên, do những tác động của tự nhiên, giống lúa nếp Tú Lệ được gieo trồng nhiều thập niên nên có những biểu hiện thoái hóa, năng suất thấp và chất lượng gạo không được như trước đây. Để bảo tồn, duy trì giống lúa nếp “Khảu tam chậu” Tú Lệ, năm 2008 Viện Khoa học nông nghiệp miền núi phía Bắc phối hợp với huyện Văn Chấn thực hiện Dự án “Phục tráng giống lúa nếp Tú Lệ” với diện tích 0,5 ha. Dự án đã kết thúc nhưng đến nay huyện Văn Chấn vẫn chưa nhận được kết luận của Viện để thực thi công tác bảo tồn giống lúa này ở Tú Lệ.

Nếp “Khảu tam chậu” Tú Lệ có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích canh tác gấp nhiều lần các giống lúa khác hiện có và trở thành một loại gạo hàng hóa đặc biệt, là đặc sản qúy giá. Chúng ta lẽ nào để mất đi những giá trị đó? Để bảo tồn, phát triển lâu dài giống “Khảu tam chậu” Tú Lệ, tỉnh Yên Bái và huyện Văn Chấn cần tiếp tục phối hợp cùng các ngành chức năng hữu quan ở trung ương để xây dựng kế hoạch, có bước đi cụ thể và quan trọng hơn nữa, cần có một dự án khoa học đầu tư phục tráng, bảo tồn giống nếp “Khảu tam chậu” để nhanh chóng phục vụ nhu cầu đời sống và bảo tồn nguồn gen giống lúa quý này.

Hữu Ích

Các tin khác
Các xã vùng cao cần có nguồn lực đầu tư rất lớn để đạt tiêu chí nông thôn mới. Ảnh: Một góc nông thôn vùng cao Bản Công (Trạm Tấu).

YBĐT - Nghị quyết 26 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đi vào cuộc sống với những chuyển biến tích cực từ nhận thức tới hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ đã được các cấp, các ngành, địa phương cụ thể hoá thành những mục tiêu, phương hướng, giải pháp cụ thể, phù hợp.

Công trình giao thông từ xã Tú Lệ (Văn Chấn) - xã Nậm Có (Mù Cang Chải), - một trong những công trình được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.

YBĐT - Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giảm nghèo nhanh chóng trong giai đoạn 2009 - 2020.

YBĐT - Công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) đông xuân 2009-2010, được Ban chỉ huy PCCCR tỉnh Yên Bái triển khai sớm và chỉ đạo khá sát sao. Phương châm chỉ đạo: "phòng là chính, cứu chữa kịp thời", phương án tổ chức thực hiện: "lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ" ban chỉ huy PCCCR các cấp đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho thành viên, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu từ trưởng thôn bản tới chủ tịch UBND xã, huyện, thị, thành phố; rà soát và tăng cường quản lý nương rẫy; củng cố, kiện toàn gần 1.500 tổ đội PCCCR ở cơ sở.

Đường vào xã Chấn Thịnh (Văn Chấn).

YBĐT - Vừa qua, Báo Yên Bái nhận được đơn của bà Đinh Thị Bình ở xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) phản ánh Ban quản lý Dự án công trình giao thông (Sở Giao thông - Vận tải) chưa đền bù cho bà số tiền 76.610.000 đồng thu hồi đất và đền bù tài sản trên đất khi Nhà nước thực hiện công trình cải tạo nâng cấp quốc lộ 32 (đoạn qua xã Sơn Thịnh – trung tâm huyện Văn Chấn). Vụ khiếu kiện kéo dài từ năm 2008 tới nay, liên quan tới Hội đồng giải phóng mặt bằng, UBND và các cơ quan chức năng của huyện Văn Chấn, Ban quản lý Dự án công trình giao thông...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục