Cây quế ở Xuân Tầm

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/6/2015 | 9:38:32 AM

YênBái - YBĐT - Xã Xuân Tầm (huyện Văn Yên) có tổng diện tích tự nhiên trên 7.000ha, với dân số trên 600 hộ, hơn 2.700 nhân khẩu, 98% là đồng bào Dao, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, đất đai chủ yếu là đồi núi dốc, cả xã chỉ có trên 65ha ruộng nước còn lại là nương đồi và rừng tự nhiên. Vì vậy, nhân dân trong xã đã đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng và qu

Sản phẩm vỏ quế khô Xuân Tầm được xuất bán ra thị trường.
Sản phẩm vỏ quế khô Xuân Tầm được xuất bán ra thị trường.

Theo các cụ già kể lại, Xuân Tầm là nơi trồng quế đầu tiên ở Văn Yên. Theo lời giới thiệu của ông Triệu Tòn Triệu - Bí thư Đảng ủy xã, chúng tôi lên đường tìm về thôn Khe Đóm 1, nơi mà được cho là phát hiện cây quế đầu tiên. Địa chỉ chúng tôi tìm đến là nhà ông Bàn Phúc Định, một trong những hộ có nhiều thế hệ trồng quế.

Ông Định đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về nguồn gốc của cây quế. Cách đây vài trăm năm trước, khi con người mới về định cư ở Xuân Tầm, trong các chuyến đi rừng săn bắn, người ta đã thấy cây quế đầu tiên mọc tự nhiên trên đỉnh núi Khe Đam. Lúc đó, quế chỉ được biết đến là một vị thuốc nam của các thầy lang và làm hương đốt trong các lễ hội, cầu cúng, cây có tên bản địa là "cìa đốp" (tạm dịch là cây vỏ).

Để tiện dùng khi cần thiết, người dân đã nhổ những cây con mọc dưới gốc đem về nhà trồng. Cho đến thời Pháp thuộc, người Pháp đã thu mua vỏ quế, từ đó, cây quế không chỉ là trồng làm thuốc, làm cảnh mà đã có giá trị, mang lại lợi nhuận kinh tế, lại dễ trồng, dễ chăm sóc nên người dân đã rủ nhau đến mùa hạt rụng đi nhặt, ươm giống. Lúc đầu, bà con trồng trong vườn, xung quanh nhà, dần dần, hết đất, trồng tiếp lên nương, thành bãi, thành đồi. Người này trồng người kia theo, làng này trồng làng khác học và cây quế đã phát triển trên khắp các bản làng người Dao ở Xuân Tầm. Sau đó, người Dao ở các xã khác như: Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng... có dịp về đây thăm anh em, họ hàng cũng lấy một vài cây về trồng làm giống rồi cũng phát triển cho đến ngày nay.

Trước những năm tám mươi của thế kỷ trước, cây quế ở Xuân Tầm cũng mới chỉ dừng lại ở con số vài trăm héc-ta, bình quân mỗi hộ dân có từ 1 - 2 héc-ta, hộ trồng ít nửa héc-ta. Do giá trị kinh tế trên thị trường và đặc biệt là dân số ngày một tăng lên, ruộng nước không mở rộng nên để bảo đảm đời sống kinh tế, người dân đã tăng cường trồng quế. Thu hoạch đến đâu, người dân lại tranh thủ trồng đến đó, bình quân mỗi năm, toàn xã trồng mới từ 30 đến 40ha và hàng trăm héc-ta diện tích trồng lại sau khai thác. Hiện tại, diện tích quế trên địa bàn xã đã lên đến trên 2.000ha. Các thôn Khe Chung 3 và Khe Lép 2 chỉ có hơn 5ha ruộng nước nhưng mỗi thôn có trên 200ha quế. Có những hộ còn có vài chục héc-ta điển hình như: Đặng Phúc Huyện ở thôn Khe Chung 1, Triệu Tài Trình ở thôn Khe Lép 1, Bàn Phúc Định, Bàn Tiến Lục ở thôn Khe Đóm 1, Triệu Văn An ở thôn Khe Chung 3, Triệu Văn Lý ở thôn Khe Lép 2...

Trưởng thôn Khe Đóm 1 Triệu Trung Xương, chỉ tay vào những ngôi nhà mới phấn khởi cho biết: "Thôn có 74 hộ với trên 340 nhân khẩu, chỉ có 11ha ruộng nước, trong đó chỉ có 80% diện tích cấy được 2 vụ/năm. Hàng năm, thôn còn nhiều hộ thiếu lúa, thiếu gạo nhưng cũng nhờ có cây quế nên đời sống nhân dân cơ bản bảo đảm. Thôn có diện tích quế trên 195ha, thu về vài tỷ đồng mỗi năm, giúp giảm hộ nghèo xuống còn 22 hộ năm 2015". Gia đình ông Bàn Sành Châu ở thôn Khe Đóm 1 đang sở hữu cây quế cổ thụ không chỉ ở xã Xuân Tầm mà cũng là một trong những cây quế cao tuổi nhất, nhì ở huyện Văn Yên với tuổi đời khoảng 100 năm tuổi.

Ông Châu chia sẻ: "Trước đây, gia đình tôi cũng có nhiều nhưng mấy năm nay, con cái lớn, xây dựng gia đình riêng nên chia hết cho chúng nó rồi. Tôi chỉ giữ lại mấy héc-ta. Nếu bán hết cũng có tiền tỷ nhưng bán thành tiền thì tiêu hết nhanh lắm nên tôi bán dần, mỗi năm cũng thu khoảng một trăm triệu đồng để trang trải cuộc sống".

Ông Triệu Tòn Triệu cho biết: "Cùng với việc phối hợp cùng các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chọn những cây quế chất lượng tốt để làm giống, xã còn tập huấn cho nhân dân cách trồng quế sạch, khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm. Địa phương còn làm tốt công tác liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vào thu mua và chế biến các sản phẩm quế. Hợp tác xã Bách Lâm thu mua cành, lá, chế biến tinh dầu đóng ngay trên địa bàn xã. Đối với sản phẩm quế vỏ khô, xã cũng đã liên kết với Công ty Hương gia vị Sơn Hà (Bắc Ninh) để thu mua nhằm giữ giá cả ổn định và giúp nhân dân kỹ thuật phát triển cây quế theo hướng công nghiệp tốt hơn".

Nhờ vậy, đến nay, cây quế ở Xuân Tầm đã khẳng định vị thế là cây trồng mũi nhọn của địa phương để xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho đồng bào Dao. Số hộ nghèo của xã đã giảm chỉ còn 233 hộ năm 2015, hộ khá, giàu tăng lên. Bộ mặt của địa phương đã thay da đổi thịt với nhiều ngôi nhà xây, nhà sàn mái ngói, mái tôn. Người dân đã có điều kiện mua sắm ô tô, xe máy và nhiều tiện nghi khác phục vụ sinh hoạt gia đình.

A Mua

Các tin khác
Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể, cá nhân tại Đại hội thi đua yêu nước ngành công an năm 2015.

YBĐT - Trong nền kinh tế thị trường đầy ắp những biến động, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm kinh tế nói riêng là cuộc chiến đầy cam go, phức tạp và lâu dài của ngành công an nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Gian hàng bán đồ thổ cẩm đặc trưng nổi bật giữa chợ Mường Lò.

YBĐT - Phiên chợ vùng cao, người ta nhớ những người phụ nữ Mông kiên nhẫn đứng che ô cho chồng mà lây cả niềm vui bè bạn. Tan chợ có người quá chén được đặt nằm vắt ngang lưng ngựa, người vợ đi sau tay cầm đuôi ngựa vượt dốc. Mọi người lưu luyến chia tay, hẹn phiên chợ sau.

Du lịch cộng đồng - một trong những điểm nhấn cho du lịch văn hóa Mường Lò.

YBĐT - Năm 1995, thị xã Nghĩa Lộ được tái lập. Với 4 phường của những ngày đầu, đến nay, thị xã có 7 xã, phường. 20 năm sau ngày tái lập, thị xã đã có những đổi thay vượt bậc, tuy nhiên để đánh thức các tiềm năng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vẫn là bài toán khó. Nhiều chuyên gia vẫn thường ví: “Nghĩa Lộ, Mường Lò như một cô gái đẹp đang ngủ quên”.

YBĐT - Không phải học sinh nào trong vùng đồng bào Dao ở Văn Yên tốt nghiệp THCS cũng học lên THPT như mong muốn. Sao không học lên nữa đi em? Chúng tôi đem câu hỏi này đến bản người Dao ở Khe Tới xã Phong Dụ Hạ, Khe Viễn xã Viễn Sơn (Văn Yên) và nhận những câu trả lời từ các em, các phụ huynh, lãnh đạo nhà trường, cán bộ địa phương trong niềm day dứt và lo lắng về sự

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục