Những “nữ tướng” vùng cao
- Cập nhật: Thứ tư, 28/2/2018 | 8:22:20 AM
YBĐT - Có một xã vùng cao mà ở đó phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; tự nguyện cùng dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh; chia sẻ, động viên những gia đình khi có mâu thuẫn bất hòa..., nhờ đó các loại tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Đó là xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn. Có được điều này, công lao thuộc về các "nữ tướng”.
Chị Lý Thị Pham (bên trái) trao đổi với chị em thôn Giàng Cài vệ sinh đoạn đường tự quản và công tác vệ sinh môi trường.
|
Tỏ ý quan tâm tới những tờ giấy khen được treo trên tường, bởi đã đi nhiều nơi nhưng thú thật, chưa bao giờ thấy nơi nào có chứng nhận về thành tích nhiều như vậy. Chắc hẳn, Hội Phụ nữ xã Nậm Lành làm được điều ngoại mục. Chị Pham hồ hởi kể lại chặng đường đã qua để có được bộ mặt khởi sắc hôm nay. Nậm Lành là xã đặc biệt khó khăn với trên 90% đồng bào Dao.
Là người cán bộ ham học hỏi, biết tiếp thu nên trong giao tiếp, chị tỏ ra rất tự tin. Chị nói về công tác vận động chị em phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Muốn chị em nhận thức được thì mình phải biết làm trước. Bởi thế, gia đình chị đã đi đầu trong phong trào trồng quế phủ xanh đất trống, đồi trọc, khai hoang ruộng nước và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo gương chị Pham, nhiều phụ nữ trong xã đã biết vượt qua khó khăn, thay đổi nhận thức và xóa bỏ rào cản về phong tục tập quán để vận động gia đình phát triển kinh tế.
Nhìn theo tay chị Pham, mắt tôi bị hút vào màu xanh mỡ màng của quế. Hương quế thơm lan tỏa đâu đây hòa vào tiếng xạc xào của rừng măng sặt mà tới đầu xuân sang, những búp măng sẽ cựa mình đội đất chui lên và chỉ cần một làn mưa mới đầu mùa là măng tua tủa mọc. Những gánh măng sặt lại kĩu kịt về chợ Mường Lò, rồi những bó măng làm quà, gói cái tình miền núi được gửi về miền xuôi.
Những năm đầu về làm dâu, theo phong tục, người phụ nữ chỉ ở nhà phục vụ cơm nước, thêu may trang phục, đun nước lá tắm cho cha mẹ, chồng con, Hội Phụ nữ phải thuyết phục nhiều lần thì chị Lưu cũng như nhiều chị em khác mới được tham gia công tác xã hội, được thể hiện năng lực của mình trong lao động, sản xuất.
Những người nắm giữ tay hòm chìa khóa ở Nậm Lành đã khẳng định được vị trí của mình trong phát triển kinh tế gia đình, góp phần giúp địa phương thoát nghèo bền vững. Qua đó, thể hiện đức tính cần cù, năng động, chịu thương, chịu khó và khả năng quản lý của mình. Nậm Lành là địa bàn "sạch” về các loại tệ nạn xã hội, trong đó phải kể đến tệ nạn ma túy.
Chia tay các chị, các mẹ ở xã Nậm Lành, chúng tôi nhận được những lời hẹn gặp lại: "Lần sau, nhà báo đến, nhất định sẽ còn thấy nhiều cái mới, cái đi lên của thôn, bản nữa”. Chúng tôi rất tin vào điều đó như lời chị Lò Thị Liên - Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Văn Chấn khẳng định: "Từ mấy năm nay, Hội Phụ nữ xã Nậm Lành luôn đi đầu trong việc giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn hạnh phúc gia đình, phòng ngừa tệ nạn xã hội và làm đẹp thôn, bản. Chúng tôi luôn khuyến khích các hội phụ nữ các xã khác học tập kinh nghiệm để nhân rộng và phổ biến mô hình này".
Q.T
Các tin khác
YBĐT - Lạnh lẽo, vất vả, nguy hiểm và có những lúc thầm lặng nữa, tất cả bắt đầu từ lúc thành phố lên đèn và kết thúc khi bình minh. Đo là công việc của những chiến sỹ cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh trên những nẻo đường tuần tra.
YBĐT - Có được kinh nghiệm từ các chàng trai người bản địa nên công trình hoàn thành sớm hơn dự tính, ban đầu tất cả tính phải bảy ngày mới hoàn thành mà rồi chỉ năm ngày cả 7ha ruộng đã hoàn tất. Đó chính là công trình khai hoang ruộng bậc thang giúp người dân các bản: Tà Ghênh, Dào Xa, Lao Chải của xã Lao Chải có thêm đất sản xuất mà đoàn viên, thanh niên là lực lượng chính.
YBĐT - Nhắc đến Suối Giàng, đến chè Shan tuyết, với nhiều người hẳn không còn xa lạ bởi đã trở thành địa danh, thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, để hiểu rõ về vùng đất và loại chè đặc sản này thì không phải ai cũng biết.
YBĐT - Trở lại thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca (Trấn Yên) trong tiết trời ấm dần của những ngày đầu xuân, điều ấn tượng với chúng tôi là hình ảnh trục đường chính từ xã lên thôn đã được trải nhựa.