Nghị lực và thành công
- Cập nhật: Thứ ba, 17/4/2018 | 8:12:47 AM
YBĐT - Có một gia đình hạnh phúc, một xưởng cơ khí với doanh thu 50 triệu đồng/tháng, tạo việc làm với thu nhập 5 triệu đồng/tháng cho 6 lao động… - đó là cuộc sống hiện tại của anh Lê Thanh Tùng ở xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên. Có lẽ, cuộc sống ấy là bình thường với nhiều người, nhưng đó là cả quá trình nỗ lực không ngừng của chàng trai có một cơ thể không lành lặn.
Xưởng cơ khí của anh Lê Thanh Tùng tạo việc làm cho 6 lao động thường xuyên với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng.
|
Sinh ra trong một gia đình nghèo thuần nông, học hết 12, anh Tùng rời quê hương, xin làm công nhân cơ khí ở Hà Nội. Vừa học việc, vừa làm để bươn trải cuộc sống nơi thủ đô đắt đỏ, song 5 năm làm công nhân, anh luôn đạt danh hiệu công nhân xuất sắc.
Nhớ lại quãng thời gian tăm tối nhất của cuộc đời, anh Tùng kể: "Tôi được cấp cứu tại Bệnh viện Bỏng quốc gia trong tình trạng chết hồng cầu phải thay toàn bộ máu và một bên tay và 10 ngón chân bị hoại tử không thể giữ lại. Sau không biết bao ngày hôn mê, ngày tỉnh lại, tôi mở mắt ra mà tay chân không có cảm giác gì. Chán nản, hụt hẫng, tự ti, mặc cảm… không biết cần bao nhiêu từ ngữ tiêu cực để diễn đạt tâm trạng của tôi lúc ấy”.
Như quên một chuyện gì đó, anh ngắt quãng câu chuyện, đứng dậy đun nước pha trà. Biết anh định pha trà mời khách, tôi ngỏ ý muốn giúp đỡ nhưng anh ra hiệu rằng, anh có thể tự mình làm được. Nhìn cách anh cầm từng vật dụng nhỏ thành thục trên đôi tay chỉ còn lại một bên nhưng lại bị biến dạng, khiến tôi phần nào có thể thấy được bản lĩnh, nghị lực của người đàn ông này. Không chỉ đôi tay ấy, nửa bàn chân của anh cũng bị cắt bỏ, đã từng không thể đi lại trong suốt nửa năm đầu xuất viện.
Sau 3 tháng rưỡi nằm viện, Tùng trở về trong tình trạng mất 1 bên tay, cánh tay còn lại bị dị tật, biến dạng, nửa bàn chân bị cắt bỏ không thể đi lại. Cơ thể anh lúc ấy chỉ còn da bọc xương kèm theo số nợ 150 triệu đồng đè nặng. Một màu xám xịt bủa vây anh. Kinh tế gia đình vốn khó khăn nay lại càng khó khăn hơn khi anh là lao động chính, nay lại trở thành gánh nặng khi mọi sinh hoạt cá nhân đều cần có sự giúp đỡ.
Nhìn người chồng, người con đau đớn, gia đình chỉ biết khuyên anh dừng việc luyện tập. Vì không muốn gia đình lo lắng, anh chỉ luyện tập vào lúc mọi người đi vắng hoặc vào buổi đêm khi mọi người đều đã ngủ say. Những lúc thấy bất hạnh, đau khổ, anh cho phép mình khóc, mình buồn nhưng rồi anh lại tự kéo bản thân đứng dậy, bước ra khỏi nỗi tủi hờn, mặc cảm, đau đớn để ngày mai lại có đủ dũng khí và sức lực để bước tiếp.
Xuất viện 4 tháng, mặc dù mọi sinh hoạt còn chưa thành thục, song anh không ngồi yên một chỗ. Tập hợp các thanh niên đã từng đồng hành với mình trước khi tai nạn, anh đứng ra nhận các công trình, thiết kế, hạch toán rồi giao cho thợ thi công. Những công việc nhỏ, vừa sức anh vẫn tự mình làm. Còn những kỹ thuật phức tạp, anh sẽ hướng dẫn tận tình để người khác có thể làm thay.
Số tiền này không phải lớn, nhưng đó là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của Lê Thanh Tùng. Và tôi khâm phục điều đó, khâm phục sự bản lĩnh, nghị lực mạnh mẽ của người đàn ông này. Biết đâu, ai đó, rơi vào hoàn cảnh ấy, chắc đã làm được như anh!
Hoài Anh - Thu Hạnh
Các tin khác
YBĐT - "Em đam mê đọc sách từ nhỏ, ban đầu là những cuốn văn học trong nước, rồi văn học cổ điển nước ngoài đến những cuốn hồi ký, tự sự của các nhân vật trong lịch sử và cả khoa học viễn tưởng... giờ thì niềm đam mê đó đã thực sự ngấm vào máu thịt. Có lẽ vì thế mà em từ bỏ tất cả để theo đuổi niềm đam mê của mình là sưu tập sách, có như thế thì ngày ngày mới được làm bạn với chúng”. Lê Thúy Hằng - bà chủ Hiệu sách FUGA, 945 đường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, chủ nhân của hơn 20.000 cuốn sách cũ chia sẻ về đam mê của mình.
YBĐT - Hiện nay, một số công ty lâm nghiệp trong tỉnh Yên Bái đang trong lộ trình chuẩn bị cổ phần hóa. Các cấp, các ngành chức năng của tỉnh và một số địa phương có doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa nên quan tâm đến vấn đề này để giữ tư liệu sản xuất cho người dân địa phương.
YBĐT - Năm 2015, Xòe Thái Mường Lò được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Năm 2017, tỉnh Yên Bái xây dựng hồ sơ quốc gia nghệ thuật Xòe Thái đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2019. Để đưa xòe cổ của dân tộc Thái vươn ra thế giới đã có những đóng góp đặc biệt ý nghĩa nhưng thầm lặng của những người con vùng Mường Lò.
YBĐT - Vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở là hàng đầu để đạt được hiệu quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.