Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp:

Bài 5: Cần có giải pháp mang tính đột phá

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/4/2018 | 8:17:04 AM

YBĐT - Vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở là hàng đầu để đạt được hiệu quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp. 

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm mô hình trồng rau thủy canh tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thăm mô hình trồng rau thủy canh tại xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái.

 
Mục tiêu của Đề án Tái cơ cấu là phát triển nền nông nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với XDNTM; duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống của dân cư nông thôn; phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản bình quân đạt 4,5%/năm; cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn đến năm 2020 đạt 21,3%; sản lượng lương thực có hạt đạt 320.000 tấn; sản lượng chè búp tươi đạt 85.000 tấn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 51.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 10.800 tấn; trồng rừng bình quân 15.000 ha/năm, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 63%; 64 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới...
 
Để đạt những mục tiêu đó, cần có giải pháp cụ thể; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và tạo sự quyết tâm cao trong triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các địa phương, đơn vị và mỗi người dân nghiên cứu và quán triệt sâu sắc về Đề án; xác định rõ, đây là chủ trương lớn xuất phát từ yêu cầu khách quan, vì lợi ích của người dân.
 
Tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nội dung các đề án thành phần. Duy trì vùng sản xuất hàng hóa các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, phát triển sản xuất theo chuỗi phải đạt được 3 yếu tố: liên kết hộ trong sản xuất bền vững - chất lượng sản phẩm đảm bảo an toàn - có thị trường đầu ra cho sản phẩm. Thực hiện quảng bá thương hiệu kết hợp với xúc tiến thương mại, nhằm gắn kết sản xuất với thị trường tiêu thụ, tiến tới xây dựng "mỗi địa phương một sản phẩm đặc thù".
 
Tăng cường thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và phát triển nông nghiệp; đồng thời, rà soát, hoàn thiện các chính sách của tỉnh, giảm hỗ trợ trực tiếp, tăng hỗ trợ tín dụng.
 
Thực hiện cải cách hành chính gắn kết với thực hiện công tác xúc tiến mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là những ngành, những lĩnh vực có tác động đột phá trong nông nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình XDNTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
 
Trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM phải hết sức chú trọng chất lượng các tiêu chí. Kết quả XDNTM là chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi thực sự bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và chế biến đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: công nghệ chuồng kín, nuôi công nghiệp trong chăn nuôi; công nghệ nhà màng, nhà lưới trong sản xuất rau, hoa; công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả...
 
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai và nguồn vốn, vận động nông dân góp đất, dồn điền đổi thửa, cho thuê đất hoặc góp đất để liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, khoa học - công nghệ thông qua các hoạt động tham quan, hội thảo, tập huấn…
 
Trong trồng trọt, ưu tiên phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng như: vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 2.500 ha; vùng cây ăn quả 9.000 ha, trong đó tập trung phát triển cây ăn quả có múi quy mô 4.000 ha; đồng thời, tập trung làm tốt công tác sản xuất và chủ động về giống có chất lượng để đảm bảo cho việc trồng mới.
 
Áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, sử dụng các giống tốt có năng suất, chất lượng cao, sản xuất theo phương thức cánh đồng một giống; cánh đồng an toàn dịch bệnh, do cơ sở thực hiện. Tập trung nâng cao chất lượng sản xuất chè, từng bước thực hiện ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; phát triển chè shan vùng cao với quy mô 3.500 ha, chè nhập nội vùng thấp. Gắn kết chặt chẽ vùng chè nguyên liệu với các nhà máy chế biến, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, quảng bá chè Yên Bái.
 
Trong chăn nuôi, phát triển đàn lợn và gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp ngoài khu dân cư, gắn với cơ sở giết mổ, chế biến, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và có nơi tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh và tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh của tỉnh; đồng thời, tăng cường áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp VietGAP trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Sản xuất đi đôi với đánh giá, xác định được trữ lượng sản phẩm, từng chủng loại, từng thời điểm để từ đó có kế hoạch giới thiệu, mời gọi các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm tránh tình trạng ứ đọng, dư thừa, giảm giá gây thua lỗ. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo các hình thức thâm canh, bán thâm canh phù hợp với điều kiện mặt nước nuôi trồng của từng địa phương, từng vùng sinh thái theo hình thức tập trung để tạo vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản của tỉnh.
 
Tích cực nghiên cứu ứng dụng công nghệ, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến trong việc nhân giống, chăm sóc để nhân rộng và phổ biến nuôi trồng các loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao; khai thác tốt tiềm năng mặt nước của các hồ chứa lớn phục vụ nuôi trồng như hồ Thác Bà, hồ Vân Hội, hồ Từ Hiếu, sông Hồng, sông Chảy...
 
Duy trì diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 23.000 ha. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của tỉnh để đạt quy mô các đề án như: vùng quế với quy mô 70.000 ha trở lên; vùng tre măng Bát độ tập trung với quy mô trên 6.000 ha; vùng sản xuất cây sơn tra dưới tán rừng phòng hộ theo hướng tập trung, với quy mô trên 7.000 ha tại huyện Mù Cang Chải và huyện Trạm Tấu. Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để huy động nguồn lực góp phần phát triển rừng bền vững; đẩy mạnh phát triển lâm sản dưới tán rừng để tăng thu nhập cho người dân từ rừng.
 
Song song với đó là lồng ghép các nguồn lực ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, phù hợp với điều kiện của tỉnh; đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân; thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; tăng cường quản lý, chỉ đạo để duy trì bền vững các tiêu chí đã đạt chuẩn và tập trung thực hiện xây dựng thành công mô hình nông thôn mới kiểu mẫu, vườn kiểu mẫu để đánh giá và nhân rộng; thực hiện tốt công tác kiểm tra, đôn đốc và giám sát triển khai thực hiện XDNTM tại cơ sở.     

Để thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở là hàng đầu. Bởi vì, các điều kiện sản xuất đều nằm ở địa phương, chỉ có người dân và chính quyền địa phương mới hiểu rõ tiềm năng, lợi thế, điều kiện sản xuất của mình và mong muốn, quyết tâm thực hiện hay không, nên đây là yếu tố then chốt quyết định tái cơ cấu nông nghiệp thành công.

Thanh Phúc

Các tin khác
Vợ chồng chị Nguyễn Minh Hiền và anh Nguyễn Thành Trung chăm sóc vườn hoa tại phim trường.

YBĐT - Chị Trần Thùy Dương ở huyện Văn Yên - một khách hàng đến chụp ảnh cưới cho biết: "Yên Bái mình có rất nhiều cảnh để chụp ảnh nhưng không gian ở phim trường Venus đẹp và nhiều phong cảnh để lựa chọn. Do đó, khi quyết định chụp ảnh cưới tôi chọn đến đây, không phải di chuyển nhiều nơi mất sức, mà lại có bộ ảnh ưng ý".  Địa chỉ được nhắc đến chính là phim trường của gia đình chị Nguyễn Minh Hiền và anh Nguyễn Thành Trung tại xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.   



Tỉnh Yên Bái có vùng nguyên liệu chè rộng lớn nhưng vẫn gặp những khó khăn trong liên kết chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

YBĐT - Ông Trần Thế Hùng - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: "Cho đến nay, chúng ta mới chỉ hỗ trợ cho đầu vào, cho sản xuất chứ chưa có chính sách, cơ chế và quan tâm tới đầu ra cho sản phẩm. Vấn đề chế biến và sau chế biến, tiêu thụ nông sản đang là hạn chế lớn cần tháo gỡ trong thời gian tới”.

Điểm trường lẻ của Trường Mầm non Bình Minh được tận dụng lại từ khu nhà thương nghiệp xây dựng từ những năm 80 hiện đã xuống cấp, chật hẹp.

YBĐT -  Điểm trường lẻ của Trường Mầm non Bình Minh, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình tại tổ 11, cơ sở vật chất tận dụng lại từ khu Thương nghiệp Yên Bình, xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước. 

Năm 2017, toàn tỉnh Yên Bái bê tông hóa trên 120 km đường giao thông nông thôn.

YBĐT - Song song với triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn đã được triển khai thực hiện một cách hiệu quả. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục