Sáng mãi tinh thần xung phong
- Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2018 | 8:38:12 AM
YBĐT - Phát huy cao độ tinh thần "xung phong”, đoàn kết vượt khó vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ bà Chiến, bà Ngà, mà trên địa bàn huyện Yên Bình hơn 41 hộ cựu TNXP đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Cựu TNXP Hoàng Thị Ngà, thôn Phai Tung, xã Đại Minh giới thiệu mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình với Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Yên Bình Trịnh Văn Mỳ.
|
Chủ tịch Hội Cựu TNXP huyện Yên Bình Trịnh Văn Mỳ cùng chúng tôi vượt gần 30 km đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của cựu TNXP Nguyễn Thị Chiến, thôn 3, xã Hán Đà. Đó là người phụ nữ nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi, tóc đã điểm những sợi bạc. Sau khi mời khách chén chè xanh và những trái cây từ vườn nhà, bà Chiến dẫn chúng tôi đi thăm mô hình kinh tế của gia đình. Quanh nhà là vườn bưởi gần chục năm tuổi rợp bóng, những gốc bưởi được vun xới, quét vôi trắng gốc, quả sai lúc lỉu đã thau tháu bằng nắm tay trẻ.
- Bưởi sai quá, năm nay được mùa to bà nhỉ? Tôi hỏi.
- Cũng chưa chắc cháu à! Để bưởi đậu trái nhiều và căng mọng còn phải chăm sóc nhiều - bà Chiến vừa kiểm tra kỹ từng cây vừa trả lời. Đi hết vườn bưởi là đồi chè rộng trên 1ha, đang vươn búp tua tủa, tít tắp là những rừng keo, bồ đề xanh ngát.
- Nhờ những lứa chè mà tôi nuôi được 5 đứa con khôn lớn trưởng thành. Giờ tuy chưa khá giả nhưng kinh tế đứa nào cũng vững và mừng hơn cả 9 đứa cháu tôi đều chăm ngoan học giỏi”. Bà Chiến phấn khởi khoe.
Đông con đông cháu vậy nhưng nhà giờ chỉ có hai ông bà vắng vẻ nhưng tôi thấy ấm cúng lạ thường. Có lẽ bởi ngôi nhà lưu giữ nào huân huy chương của ông bà, nào giấy khen của các cháu và cả những bức ảnh của đại gia đình.
- Tại sao con cái đã trưởng thành, ông bà không đi ở cùng ai mà vẫn "đóng đô” lại nơi này ạ?
- Đây là nơi chúng tôi đã bỏ bao công sức làm nên, vả lại còn sức còn phải phấn đấu chứ cháu. Cũng là để làm gương cho các con, các cháu và cảm ơn những người đã ngã xuống, đem lại hòa bình cho mình”.
Sinh ra và lớn lên tại xã Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, năm 1963, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc cô gái Nguyễn Thị Chiến đã lên đường tham gia TNXP. Được phân công về đơn vị C442. P44 tại Trường Sơn làm nhiệm vụ mở đường và tải lương, bất cứ nhiệm vụ nào bà Chiến và đơn vị cũng đều hoàn thành xuất sắc. Năm 1972, được xuất ngũ về quê, bà xây dựng gia đình và theo chồng lên Yên Bái làm kinh tế.
Sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ TNXP tại chiến trường, bà Ngà lại trở về góp sức xây dựng quê hương tại Lâm trường Yên Bình, thuộc huyện Yên Bình. Tại đây bà đã gặp lại anh thương binh Lưu Văn Chính năm xưa, hai người nên duyên vợ chồng và có với nhau 4 người con 3 trai, 1 gái. Những năm tháng sau chiến tranh, trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước kinh tế gia đình bà Ngà cũng muôn vàn khó khăn. Khi về nghỉ chế độ, sẵn có kinh nghiệm, bà Ngà lại tiếp tục tham gia phát triển kinh tế đồi rừng tại thôn Phai Tung, xã Đại Minh, huyện Yên Bình.
Phát huy cao độ tinh thần "xung phong”, đoàn kết vượt khó vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ bà Chiến, bà Ngà, mà trên địa bàn huyện Yên Bình hơn 41 hộ cựu TNXP đã xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Họ đã phấn đấu hết mình, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Chia tay những người cựu TNXP Yên Bình, tôi thầm mong các ông, các bà luôn mạnh khỏe, tiếp tục phát huy tinh thần xung phong, đoàn kết vượt khó, nêu gương sáng trên mặt trận phát triển kinh tế, thắp mãi ngọn lửa nhiệt huyết để thế hệ trẻ hôm nay học tập, noi theo.
Minh Huyền
Các tin khác
YBĐT - Cùng nhau đi qua tháng Tư lịch sử, những người lính từng trực tiếp tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam trên quê hương Yên Bái đã có cuộc hội ngộ và cùng nhau sống lại thời khắc ý nghĩa của ngày 30/4/1975.
YBĐT - Cơn mưa rào đầu hạ chợt đến, chợt đi khiến con đường hơn 30 km ngoằn nghèo với những đoạn leo rồi đổ dốc từ trung tâm huyện Văn Chấn đến hai thôn Vàng Ngần và Thẳm Có đi càng trở nên khó khăn, vất vả. Đây là 2 thôn chưa từng có ánh sáng của điện lưới quốc gia dù ở ngay cạnh
YBĐT - Nguyên nhân chủ yếu khiến các em bỏ học là do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của con em; một số học sinh không chịu học dẫn đến học tập yếu, kém không theo kịp chương trình rồi bỏ học và theo bố mẹ, anh chị em đi làm ăn xa.
YBĐT - Trước đây, đối tượng học sinh bỏ học hoặc chưa ra lớp sau các kỳ nghỉ lễ dài chỉ tập trung ở vùng cao đặc biệt khó khăn như: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn thì nay đã xuất hiện phổ biến ở những nơi có điều kiện tốt hơn về kinh tế - xã hội.Vấn đề không hẳn nằm ở trường lớp, không nằm ở các thầy cô.