An Lương gồng mình khắc phục thiệt hại sau lũ

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/7/2018 | 10:27:03 AM

YênBái - YBĐT - An Lương là 1 trong 5 xã của huyện Văn Chấn bị thiệt hại nặng nề do hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra. Hàng chục ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn, hoặc bị đất đá vùi lấp, hàng trăm ha hoa màu của người dân cuốn theo dòng nước lũ. Huyện Văn Chấn và địa phương đã huy động mọi lực lượng, nguồn lực theo phương châm "4 tại chỗ” cùng người dân khắc phục khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.


Đã gần 1 tuần trôi qua, kể từ khi cơn lũ đi qua, ông Hoàng Văn Đại và các hộ dân lân cận tại thôn Mảm 2, xã An Lương vẫn chưa hết bàng hoàng, đau xót khi phải chứng kiến toàn bộ tài sản và ngôi nhà của mình trôi theo dòng nước lũ. Hiện tại, ông và các thành viên trong gia đình phải đi ở nhờ, nương tựa vào anh em họ hàng, cuộc sống đã khó khăn nay còn khó khăn gấp bội.

Theo số liệu thống kê mới nhất, mưa lũ đã làm thiệt hại tại xã An Lương khoảng hơn 20 tỷ đồng. 1 người đã chết, 1 người bị thương, 7 nhà sập hoàn toàn, 18 nhà bị  hư hỏng nặng, 57 hộ phải di dời ra khỏi vùng nguy hiểm.
 
Ngoài ra, mưa lũ cũng đã làm hơn 100 ha lúa bị ảnh hưởng; 200 ha quế bị sạt lở, vùi lấp; nhiều hệ thống kênh mương, công trình nước hư hỏng nặng; nhiều tuyến đường liên thôn, xã bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện tuyến đường từ quốc lộ 32 đến trung tâm xã vẫn còn ách tắc.
 
Ngay sau bão lũ, xã An Lương đã triển khai lực lượng tại chỗ, giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, khơi thông các tuyến đường. Đồng thời, bố trí chỗ ở, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men cho các hộ bị nạn, Mặt khác, xã cũng tập trung tìm quỹ đất tái định cư để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của An Lương hiện nay là mở thông tuyến đường đến trung tâm xã. Tuyến đường này hiện vẫn còn hàng chục điểm sạt lở taluy âm, taluy dương, gây rất nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn. 

Hiện, huyện và xã An Lương đã huy động tổng lực máy móc, con người phối hợp với các lực lượng tham gia sửa chữa, khắc phục các tuyến đường vào trung tâm xã và các tuyến đường liên thôn, đắp bờ kè, làm cầu tạm dân sinh tại suối Tặng Chan, thông tuyến từ trung tâm xã đi các thôn Sài Lương.

Với sự hỗ trợ tích cực của tỉnh, huyện và các lực lượng được huy động, An Lương đã thoát khỏi tình trạng bị cô lập, song vẫn phải gồng mình vượt qua đau thương, mất mát, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống và chuẩn bị đối phó với đợt mưa lũ mới.

Quang Sơn - Phan Tuấn (Trung tâm Tuyền thông và Văn hóa Văn Chấn)

Các tin khác
Lương y Hà Thị Thoa bốc thuốc cho người bệnh.

YBĐT - Ở vùng đất thiêng Đông Cuông, huyện Văn Yên hỏi thăm ai cũng biết lương y Hà Thị Thoa nổi danh với bài thuốc gia truyền trị rắn cắn cứu người. Người dân trong vùng yêu mến, nể phục gọi bà là "mế” là "thần y”. Năm nay đã 67 tuổi, bà là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đông y tỉnh và Hội Đông y huyện Văn Yên.

Lãnh đạo Hội CCB xã Đào Thịnh thăm cơ sở sản xuất tinh dầu quế của HTX 6/12.

YBĐT - Những ngày trung tuần tháng 7, chúng tôi có dịp trở lại Khe Thùng - thôn 7, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên gặp lại những người lính hiện giờ là những ông chủ trang trại.

Hiện nay, 100% trạm y tế cấp xã ở Yên Bái đã đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (ảnh minh họa).

YBĐT - Tuyến xã là "xương sống” của hệ thống y tế, những năm qua, tỉnh, huyện đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực để giúp người dân được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay, để phát huy tối đa vai trò của trạm y tế xã (TYTX) thì vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc.

Cán bộ y tế phường Nguyễn Thái Học tiêm phòng sởi Rubella cho trẻ.

YBĐT - Hệ thống y tế cơ sở (YTCS), trong đó có trạm y tế xã (TYTX), phường, thị trấn là đơn vị y tế đóng vai trò quan trọng, là tuyến đầu, hay nói cách khác là "người gác cổng” trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục