Nông nghiệp đã là trụ đỡ của nền kinh tế? - Bài 2: Sản xuất nông nghiệp vẫn còn thụ động!

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/8/2018 | 8:08:06 AM

YênBái - YBĐT - Trong sản xuất, nông dân Yên Bái không còn lo cái ăn hàng ngày mà đã hướng tới nền sản xuất hàng hóa và thị trường. Song, so với lợi thế và tiềm năng thì sản xuất nông nghiệp Yên Bái vẫn còn nhiều hạn chế.

Sản xuất theo mô hình nông hộ, thủ công khó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất theo mô hình nông hộ, thủ công khó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn hai năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới là rất hiệu quả, cái được rõ nét nhất là chúng ta đã xây dựng được quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch sản phẩm...
 
Việc quản lý sử dụng đất đã có sự linh hoạt hơn để tăng giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác. Giá trị sản xuất trồng trọt năm 2017 đạt hơn 3.215 tỷ đồng, giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt năm 2017 đạt 57 triệu đồng, tăng 2,76 triệu đồng so với năm 2015. 

Những kết quả trong sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua khó ai có thể phủ nhận được. Song, bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục. Đặc biệt là hai điểm "nghẽn" đã làm hạn chế quá trình phát triển nông nghiệp nhiều năm qua. Một là, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Hai là, chưa có nhiều sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.
 
Trong việc thực hiện các đề án gắn với chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực giai đoạn 2016 - 2020 cũng còn không ít hạn chế cần tháo gỡ. Các Đề án, chính sách bước đầu mới giải quyết được về tăng quy mô, số lượng sản phẩm chủ lực của tỉnh, còn các yêu cầu đặt ra về nâng cao chất lượng, giá trị vẫn còn kém, chưa có sự gắn kết giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ dư thừa, mất giá khi sản xuất với số lượng lớn là rất cao.
 
Một vấn đề nữa là, tuy đã xây dựng được vùng sản xuất hàng hóa, nhưng nhìn chung kết quả chưa thật rõ nét, nông dân phần lớn vẫn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp. Doanh nghiệp, tư thương chỉ biết mua bán khi được mùa, được giá chứ chưa dám chịu trách nhiệm đến cùng với nông dân. 

Ngành vật tư bị xé lẻ, qua nhiều khâu trung gian làm đội giá thành khi tới người nông dân. Theo số liệu của ngành nông nghiệp, hết năm 2017, toàn tỉnh mới chứng nhận VietGAP được 3 cơ sở chăn nuôi lợn, gồm: Công ty TNHH Hòa Bình Minh, Công ty TNHH Hòa Yên, Công ty TNHH Đầm Mỏ; chứng nhận được 3 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, gồm: xã Liễu Đô (Lục Yên), cơ sở Phùng Quang Hà - xã Nga Quán (Trấn Yên), cơ sở Lâm Ngọc Quang - xã Vân Hội (Trấn Yên).

Hình thành 13 chuỗi liên kết, trong đó có 3 chuỗi chăn nuôi liên kết theo hình thức khép kín được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn gồm: Công ty TNHH Đầm Mỏ nuôi lợn tại thành phố Yên Bái, Hợp tác xã Đại Sơn chăn nuôi lợn tại Lục Yên, Công ty TNHH Nipon Zoki nuôi thỏ tại Văn Chấn, còn lại chủ yếu mới liên kết với nhau trong sản xuất.

Nhìn vào thực tế thì thấy, các vùng sản xuất hàng hóa của ta vẫn trong tình trạng sản xuất thiếu bền vững, sản xuất tốt nhưng khâu tiêu thụ, thị trường luôn nan giải.
 
Bài học về con lợn, về dưa hấu, chè, cam, quýt, bưởi trong năm 2017 vẫn còn nguyên giá trị. Vẫn biết cái khó nhất trong sản xuất hàng hóa là khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhưng có lẽ chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận lỗi lớn nhất thuộc về công tác quy hoạch, kế hoạch chưa được chuẩn xác, cách làm còn mang tính tự phát. Kế hoạch dự báo, dự đoán vẫn chưa hướng dẫn được nông dân, chưa tạo ra được sự nhất quán, hướng để cho nông dân chủ động.
 
Bên cạnh đó, giải pháp để ta giải quyết những tình thế gắn với lâu dài như: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, thị trường trong và ngoài nước... như thế nào thì gần như không có. Phần lớn là cứ để cho nông dân tự tìm hiểu, tự làm để đến khi không tiêu thụ được thì lại phá đi làm lại.
 
Trong sản xuất, chúng ta cứ hô hào người nông dân lăn vào làm, còn khâu tiêu thụ thì không để ý đến, khiến người nông dân phải tự quay cuồng, tự đối phó.
 
Một vấn đề không thể không nói đến, đó là các sản phẩm nông nghiệp hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô, chưa qua chế biến sâu, nên giá trị hàng hóa không cao. Chưa có nhiều mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ nông sản một cách bền vững nên giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác thấp, nhất là lĩnh vực trồng trọt.
 
Việc sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) chưa được áp dụng rộng rãi, vấn đề áp dụng khoa học, kỹ thuật còn hạn chế. Năng suất, chất lượng một số loại nông sản chưa bảo đảm, chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp. Hiệu quả kinh tế sản xuất lâm nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.  

Nhìn rõ những hạn chế, tồn tại, những điểm "nghẽn" và xác định được lợi thế, phát huy đúng tiềm năng, định hướng và đầu tư đúng mục đích, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của bà con nông dân Yên Bái sẽ làm nên những diện mạo mới trong sản xuất nông nghiệp.

Thanh Phúc
Bài 3: Để một "tam nông" phát triển mạnh mẽ

Các tin khác
Giống cam sành đặc sản huyện Lục Yên đã được trao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể (Cam Lục Yên). (Ảnh: T.L)

YBĐT - Sản xuất nông nghiệp ở Yên Bái sau hơn hai năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tốt, thực sự là trụ đỡ của nền kinh tế, an ninh lương thực được bảo đảm, đã có nhiều vùng sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn...

Khai thác khoáng sản cần kiểm soát chặt chẽ trách nhiệm bảo vệ môi trường của đơn vị khai thác. (Ảnh minh họa)

YBĐT - Theo phản ánh của một số hộ dân ở thôn Tân Thành, xã Yên Thái, huyện Văn Yên, thời gian qua, Công ty TNHH Tập đoàn Graphite Việt Nam trong quá trình khai thác mỏ Graphite tại thôn Tân Thành đã làm hư hỏng đường, nứt tường nhà, đất đá trôi vào ruộng, vườn, ao... gây ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, nguy hiểm đến tính mạng và thiệt hại tài sản của người dân.

Chị Thủy (đứng) trao đổi với thành viên tổ hòa giải và các hộ gia đình trong tổ 18 về Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình.

YBĐT - Bà "thẩm phán cơ sở" là cái tên mà tất cả các hộ dân tổ 18, thị trấn Yên Bình trìu mến dành cho nữ hòa giải viên cơ sở Nguyễn Thị Thu Thủy.  

Ông Phạm Văn Đương (đứng giữa) trao đổi với các hộ dân về kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả.

YBĐT - Trong câu chuyện ở Làng thanh niên, khó khăn lớn nhất đối với họ không phải là những tháng ngày vất vả khai hoang mà là hành trình đi tìm lời giải cho bài toán trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục