Yên Bái khơi sức mạnh “dân vận khéo”

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/5/2020 | 7:29:32 AM

YênBái - "Nghe dân nói, nói để dân hiểu, làm để dân tin” trong bất cứ lĩnh vực nào cũng không dễ dàng. Song với sự chân thành, đi sâu sát để tìm hiểu tâm tư, tình cảm của người dân của những cán bộ làm công tác dân vận đã hóa nhiều việc tưởng không thể làm thành có thể.

Ông Nguyễn Văn Dựng - người tiên phong mang giống cây ăn quả có múi về thôn Hồng Hà, xã Nga Quán và vận động nhân dân cùng phát triển kinh tế.
Ông Nguyễn Văn Dựng - người tiên phong mang giống cây ăn quả có múi về thôn Hồng Hà, xã Nga Quán và vận động nhân dân cùng phát triển kinh tế.

Nhớ lời Bác dạy,  những năm qua, tỉnh Yên Bái đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo” gắn với lợi ích thiết thực của người dân. Từ đó, thể hiện được sự năng động, sáng tạo trong công tác vận động nhân dân của những cán bộ làm công tác dân vận trong hệ thống chính trị trên địa bàn toàn tỉnh. Các mô hình "Dân vận khéo” đem lại những hiệu quả thiết thực, góp phần khơi thông nguồn lực nội sinh, lấy sức dân lo cho dân.


Như lời hẹn trước, sau khi dịch Covid -19 cơ bản được kiểm soát, tôi đến xã Nga Quán, huyện Trấn Yên - địa phương về đích xây dựng nông thôn mới (XDNTM) từ năm 2016 và hiện đang nỗ lực để về đích XDNTM nâng cao vào cuối năm nay. 

Chủ tịch UBND xã Phạm Thăng Long thông tin: những ngày này Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã đang tích cực khôi phục lại hoạt động phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới; vận động nhân dân tiếp tục phát triển các mô hình kinh tế quy mô lớn như: mô hình trồng ổi, bưởi và các mô hình chăn nuôi tập trung; mô hình trồng hoa, cây cảnh và các tổ hợp thương mại - dịch vụ.

Đi trên những con đường bê tông, hai bên đường đua sắc màu rực rỡ, nghe những câu chuyện về phong trào người dân cùng đồng lòng, nỗ lực XDNTM ở đây, tôi thật sự ngỡ ngàng.

Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho hay: Để đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí NTM nâng cao là thu nhập bình quân đầu người đạt 57 triệu đồng/năm, chúng tôi xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi lẽ, kinh tế phát triển, đời sống ổn định sẽ là điều kiện để người dân tích cực tham gia xây dựng quê hương. 

Song, để thực hiện được tiêu chí đó, chúng tôi xác định công tác dân vận khéo là một trong những yếu tố quyết định sự thành công. Do đó, cán bộ dân vận bằng sự kiên trì, mềm dẻo đã vận động nông dân thực hiện tích tụ ruộng đất, sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn để chế biến, tiêu thụ, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. 

Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế hộ gắn với kinh tế hợp tác, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. 

Tiếp đến, là những câu chuyện về sự tác động tích cực từ các cơ chế khuyến khích của Trung ương, của tỉnh đã kích thích, tạo động lực thi đua để các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trong xã chung sức cho mục tiêu chung. 

Lần lượt các tuyến đường giao thông, kênh mương, trạm y tế... được đầu tư xây dựng đạt chuẩn theo các tiêu chí; các mô hình giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề... được triển khai sâu rộng. 

Câu chuyện cứ thế cuốn đi với cách làm hay, dân vận khéo của cấp ủy, chính quyền địa phương để nhân dân cùng chung sức, đồng lòng đưa Nga Quán thành xã NTM nâng cao. 

Chúng tôi dừng lại tại nhà ông Nguyễn Văn Dựng, thôn Hồng Hà mà theo Chủ tịch Long thì đây là người "nói dân hiểu, làm dân tin”. 

Chủ tịch Long khẳng định: "Trong những thành quả mà địa phương đạt được, vai trò dân vận khéo của những người như ông Nguyễn Văn Dựng - đảng viên cao tuổi có uy tín cũng như nhiều Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và đảng viên có uy tín khác đóng vai trò vô cùng quan trọng”. 

Rót chén trà, ông Dựng chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về quãng thời gian ông từng tham gia trong quân đội rồi trở về bắt tay vào làm kinh tế. Là một trong những hộ đi đầu trong cải tạo đất vườn đồi để trồng cây ăn quả.

Ông Dựng cho biết: Với diện tích trên 1 ha của gia đình trước đây được tôi trồng thử rất nhiều loại cây ăn quả. Song, qua tìm hiểu thực tế tại nhiều mô hình trồng cây ăn quả có giá trị ở một số địa phương, tôi đã tiến hành cải tạo lại vườn đồi để chuyển sang trồng các giống bưởi như Đại Minh, bưởi Diễn, bưởi da xanh và trồng na; đồng thời, áp dụng khoa học, kỹ thuật để nâng cao giá trị cây trồng. 

"Từ hiệu quả của mô hình với trên 100 triệu đồng/năm, tôi đã vận động và cung cấp giống cho người dân trong thôn, xã. Đến nay, có 11 hộ trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa theo sự vận động của tôi” - ông Dựng nói. 

Bằng việc vận dụng dân vận khéo léo, thấu tình đạt lý, bà con trong thôn không chỉ theo ông phát triển kinh tế mà còn tích cực tham gia đóng góp xây dựng các tiêu chí NTM nâng cao với những việc làm cụ thể như hiến đất, đóng góp tiền để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa thôn, làm các tuyến đường thắp sáng đường quê… 

Bằng việc phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, ông Dựng đã tạo sức lan tỏa đến cộng đồng dân cư, khơi dậy được sức dân trong phát triển kinh tế, chung tay XDNTM. 



Nhờ dân vận khéo đã huy động sức dân xây dựng nhiều tuyến đường nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Trở về phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái - địa phương có rất nhiều công trình dự án lớn và trọng điểm của tỉnh, thành phố được đầu tư và xây dựng, chị Đào Thị Thanh Huyền - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, Phó ban Dân vận phường dường như vẫn còn giữ nguyên cảm xúc ngổn ngang và trăn trở khi chia sẻ với tôi về những ngày làm dân vận để giải phóng mặt bằng phục vụ cho một số công trình trọng điểm.

Chị nhớ nhất là những lần đi dân vận để nhân dân đồng thuận thực hiện công trình xây dựng cầu Tuần Quán, bởi để phục vụ công trình này thì cần phải di dời 30 ngôi mộ của một hộ. Xác định đây là việc làm rất khó khăn liên quan đến tâm linh với người đã mất, gia đình đông anh em lại ở xa không tập trung, mỗi người một ý kiến nên rất khó khăn cho việc di dời mồ mả để giải phóng mặt bằng. Đã có rất nhiều buổi làm việc, gặp gỡ, trao đổi, đối thoại của các cấp chính quyền, song cũng chưa được sự nhất trí của gia đình. 

Với trách nhiệm của một cán bộ dân vận đã có nhiều năm kinh nghiệm, chị Huyền có phương pháp riêng mà không phải ai cũng kiên trì làm được: "Với những hộ chưa đồng thuận thì phải đi lại nhiều lần, vận động, đưa ra những lý lẽ thuyết phục để đánh trúng tâm lý của người dân, so sánh giữa khó khăn và lợi ích thiết thực của trước và sau khi thực hiện công trình; đặc biệt, đưa ra những gương sáng trong người dân để lan tỏa tinh thần tự nguyện, tích cực hợp tác. Từ đó, gia đình cũng đã chấp thuận đồng ý chuyển 30 ngôi mộ vào nghĩa trang xã Văn Phú và địa phương đã kịp thời bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đảm bảo đúng thời gian và tiến độ”. 

Có thể thấy, "nghe dân nói, nói để dân hiểu, làm để dân tin” trong bất cứ lĩnh vực nào cũng không dễ dàng. Song với sự chân thành, đi sâu sát để tìm hiểu tâm tư, tình cảm của người dân của những cán bộ làm công tác dân vận đã hóa nhiều việc tưởng không thể làm thành việc có thể. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 8.400 mô hình dân vận khéo. 

Riêng năm 2020, theo Chương trình hành động 190-CT/TU của Tỉnh ủy, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh đã đăng ký xây dựng mới với tổng số trên 2.000 mô hình trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 

Những mô hình dân vận khéo được lựa chọn đúng và trúng những vấn đề người dân quan tâm, gắn với lợi ích thiết thực của người dân được triển khai hàng năm ở mọi lĩnh vực trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng huy động được sức mạnh toàn dân tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng tỉnh Yên Bái ngày càng phát triển. 

Thanh Chi

Tags Yên Bái khơi sức mạnh dân vận khéo

Các tin khác
Công an xã Cát Thịnh tiếp công dân.

Mặt trời đã khuất sau lưng núi Đá Xô, lũ chim rừng đã gọi nhau về tổ, giờ cũng là lúc anh Nủ, anh Nhật xuống bếp nấu bữa tối. Nói là bếp cho oách thôi, thực ra đây là gầm cầu thang của trụ sở UBND xã Cát Thịnh.

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Khôi (bên phải) cùng các đồng đội ôn lại những ký ức trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Đi tìm nhân chứng từ những cựu chiến binh đã từng trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử hiện đang sinh sống tại thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên), tôi được gặp Thượng tá Nguyễn Đình Khôi, nguyên Trưởng ban Dân vận, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái.

Ông Vũ Tiến Đức - Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải kiểm tra, đánh giá cao mô hình trồng rau sạch của anh Phạm Quang Thọ.

Chuyện nông dân phát triển trồng rừng, nuôi lợn, gà, trồng rau… không có gì xa lạ. Nhưng câu chuyện của kỹ sư lâm nghiệp xin ra khỏi biên chế và lập kế hoạch, xây dựng mô hình trồng sơn tra, nuôi gà đen bản địa, trồng rau sạch… hàng năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng ở địa phương đặc biệt khó khăn như anh Thọ quả là hiếm thấy.

Chị Phạm Thị Huyền ở thôn 1, xã Đào Thịnh (bên trái) đang nuôi lứa tằm thứ 4 vụ xuân năm nay.

Giá kén tằm thời điểm cuối tháng 3 và đầu tháng 4 chỉ còn từ 50.000 – 60.000 đồng/kg, tơ tằm không xuất khẩu được, làm giảm thu nhập của các hộ làm nghề nuôi tằm gần 50% và gây không ít khó khăn cho các cơ sở thu mua song hàng trăm hộ dân làm nghề vẫn cần cù bên những thửa ruộng, nong tằm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục