Về thôn người Mông làm dân vận khéo - Bài 1:

Về thôn người Mông làm dân vận khéo - Bài 1: Khuôn Bổ thay “áo mới”

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/7/2020 | 8:00:38 AM

YênBái - Khuôn Bổ hiện có 80% số hộ kinh tế khá, nhiều hộ làm kinh tế giỏi thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/năm. Tiêu biểu phải kể đến ông Sổng A Song với mô hình rèn nông cụ; chị Giàng Thị Cu với mô hình trồng 2 ha tre măng Bát độ, 1 ha quế, nuôi 500 con gà đen; Trưởng thôn Sổng A Dũng trồng 4 ha tre măng Bát độ, 1 ha quế và ươm giống cây khôi tím...

Mô hình trồng sa nhân dưới tán cây gáo vàng của anh Hờ A Sênh (đứng giữa) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Mô hình trồng sa nhân dưới tán cây gáo vàng của anh Hờ A Sênh (đứng giữa) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Cách trung tâm xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên 3,5 km, Khuôn Bổ từng là một trong 4 thôn đặc biệt khó khăn của xã và có gần 100% dân số là đồng bào Mông sinh sống; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 30%; 14% người dân không biết chữ; 10% không biết tiếng phổ thông; tập quán sinh hoạt lạc hậu, đường sá đi lại không thuận tiện… 

Nhưng đó là câu chuyện của nhiều năm trước, từ cuối năm 2018, Khuôn Bổ tự hào được công nhận là thôn nông thôn mới (NTM). Đây là kết quả xứng đáng cho sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những nỗ lực không ngừng cho thôn vùng sâu này được khoác lên mình "tấm áo mới”.

Dưới tán 1,5 ha cây gáo vàng gần 3 năm tuổi là màu xanh mướt của những cây sa nhân đương độ ra quả. Xa xa bên kia đồi là gần 1 ha tre măng Bát độ cùng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn rừng, hươu sao rộng rãi, kiên cố. Cảm nhận và ngắm nhìn thành quả do chính đôi tay mình làm ra, chàng trai Hờ A Sênh, sinh năm 1995 ở Khuôn Bổ vẫn cứ ngỡ đây chỉ là giấc mơ. 

Năm 2017, Hờ A Sênh được Tỉnh đoàn, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh lựa chọn là một trong những thanh niên tham gia Dự án Thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp. Hờ A Sênh đã được hỗ trợ toàn bộ cây giống, con giống, hỗ trợ cả về nhân lực, vật lực để xây dựng khu vực trang trại trị giá gần 300 triệu đồng. 

Anh chia sẻ: "Tôi cảm thấy vui, hạnh phúc và vô cùng may mắn khi nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của huyện, xã, Tỉnh đoàn và Hội Doanh nhân trẻ tỉnh suốt thời gian chập chững khởi nghiệp. Nếu không có sự giúp đỡ tận tình đó, chắc chắn tôi không thể có ngày hôm nay với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp hiệu quả này. Sắp tới, bên cạnh duy trì chăm sóc diện tích trồng gáo vàng, bán cây giống, thu hoạch vụ sa nhân đầu tiên, tôi quyết tâm tìm tòi, trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm tiếp tục nuôi lợn rừng, hươu sao sau những khó khăn do dịch Covid -19. Tôi mong muốn có thể toàn tâm toàn ý đưa mô hình kinh tế phát triển bền vững, vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”. 

Là thôn có gần 100% dân số là đồng bào Mông sinh sống, vốn quen với tập quán du canh du cư, phát nương làm rẫy, từ khi mô hình phát triển kinh tế của Hờ A Sênh phát huy hiệu quả, đồng bào Mông ở Khuôn Bổ đã dần thay đổi từ nhận thức đến hành động. Nhiều bà con, đặc biệt là các thanh niên đã đến tham quan, học hỏi mô hình của A Sênh, nghiên cứu tìm hướng đi riêng, phù hợp với lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương. 

Được biết, Khuôn Bổ hiện có 80% số hộ kinh tế khá, nhiều hộ làm kinh tế giỏi thu nhập từ 60 - 100 triệu đồng/năm. Tiêu biểu phải kể đến ông Sổng A Song với mô hình rèn nông cụ; chị Giàng Thị Cu với mô hình trồng 2 ha tre măng Bát độ, 1 ha quế, nuôi 500 con gà đen; Trưởng thôn Sổng A Dũng trồng 4 ha tre măng Bát độ, 1 ha quế và ươm giống cây khôi tím...

Rời mô hình trang trại của Hờ A Sênh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hồng Ca - Hà Ngọc Điệp đưa chúng tôi đến nhà ông Sổng A Di, 70 tuổi - người có uy tín trong cộng đồng ở Khuôn Bổ. 

Chỉ tay về phía con đường bê tông nhỏ sạch sẽ, anh Điệp phấn khởi: "Trước đây, trời mà mưa không vào nổi trong thôn vì đường lầy lội lắm. Thế mà, chỉ chưa đầy 2 năm, 100% đường ngõ xóm ở Khuôn Bổ đều được bê tông hóa; 100% số hộ được sử dụng điện và nước sinh hoạt hợp vệ sinh, có nhà văn hóa thôn... Tất cả là nhờ vào dân vận khéo và có sự chung sức đồng lòng, ý thức tự giác mà khó có vùng đồng bào Mông nào có được như ở nơi đây”. 



Đoàn viên thanh niên xã Hồng Ca giúp đỡ bà con người Mông ở Khuôn Bổ đổ bê tông sân nhà. 

Trong ngôi nhà gỗ kiên cố, khuôn viên sạch sẽ, ông Sổng A Di vui mừng ra đón chúng tôi. Từ khi Khuôn Bổ triển khai xây dựng thôn NTM, ông Di chính là người gương mẫu, tích cực tham gia nhất. Trong quá trình tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền các cấp đã lồng ghép tuyên truyền bằng tiếng dân tộc và cả tiếng phổ thông để bà con hiểu và nghiêm túc thực hiện; phát huy cao vai trò, trách nhiệm gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng và ông Di chính là người như vậy. Được hỗ trợ xi măng, ông đã vận động con cháu tự đổ nền xi măng sân trước nhà, xây nhà vệ sinh, nhà tắm đúng tiêu chuẩn, di dời, sửa chữa chuồng trại kiên cố ra xa khu vực nhà ở… 

Ông Di tâm sự: "Sống đến từng này tuổi, chứng kiến nhiều đổi thay trong cuộc sống, nhưng quả thật tôi chưa bao giờ thấy Khuôn Bổ có một diện mạo đẹp như hôm nay. Tôi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và vô cùng cảm kích trước sự quan tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp giúp đỡ đồng bào Mông chúng tôi thay đổi tập quán sinh hoạt, có một môi trường sống xanh - sạch - đẹp, được cải tạo, sửa chữa, xây mới từ nền nhà, sân phơi, hàng rào... Chung tay xây dựng Khuôn Bổ trở thành thôn NTM, chúng tôi hiểu, người dân trong thôn chính là chủ thể, là người được hưởng lợi lớn nhất”. 

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên diện mạo NTM cho Khuôn Bổ là nhờ cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, phát huy hiệu quả vai trò lãnh đạo trong thực hiện công tác dân vận; phát huy sức mạnh đại đoàn kết; bám sát nhiệm vụ chính trị; giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở; xuất phát từ lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân... Cũng nhờ làm tốt công tác dân vận, đã thúc đẩy các phong trào thi đua lao động, sản xuất, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, Ban Dân vận Huyện ủy, sự đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân xã Hồng Ca nói chung và người dân trong thôn nói riêng, Khuôn Bổ đã đạt chuẩn thôn NTM. 

Cách làm nào đã giúp bà con đồng bào Mông nơi đây thay đổi từ nhận thức đến hành động? Đối với 3 thôn có gần 100% dân số là đồng bào Mông còn lại ở xã Hồng Ca liệu có thể áp dụng được như Khuôn Bổ? Đạt chuẩn NTM đối với một thôn đặc biệt khó khăn như Khuôn Bổ đã khó, để giữ vững, duy trì các tiêu chí, tiến đến phấn đấu trở thành thôn NTM nâng cao, góp phần phấn đấu đưa Trấn Yên trở thành huyện NTM kiểu mẫu chắc chắn sẽ là việc làm còn khó khăn hơn?

Mai Linh
Bài 2: Thôn nông thôn mới - kinh nghiệm từ Khuôn Bổ

Tags Khuôn Bổ Hồng Ca Trấn Yên thay áo mới

Các tin khác
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Thị Thanh Trà (thứ 3, trái sang) trao đổi với các học viên tham gia Đề án 11 của Tỉnh ủy.

Để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh cần có sự thay đổi căn bản về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới, sáng tạo trong tư duy.

Khu nhà kính trồng dưa lê Hàn Quốc.

Một đôi loa thùng được treo trên cao trong nhà kính! Bản nhạc không lời tựa như một vòng tay nõn nà ôm ấp cả vườn dưa bằng một sự quyến rũ ngọt ngào. Trang trại có những quả dưa lê biết "nghe" nhạc cổ điển đang hiện hữu ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên.

Hội đồng đánh giá Đề án tốt nghiệp lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ trẻ tham gia Đề án số 11 của Tỉnh ủy. (Ảnh: Mạnh Cường)

Công tác luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ Đề án thực hiện gắn với công tác chuẩn bị nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, kết hợp với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ.

Những năm qua, Yên Bái không ngừng nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong ảnh: Thăm khám sức khỏe bệnh nhân sau ca mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. (Ảnh: Minh Huyền)

Giai đoạn này, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành nhiều đề án quan trọng, mang tính chiến lược. Đó là Đề án số 11-ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục