Phát triển nguồn nhân lực- đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái - Bài 2: Động lực từ cơ chế, chính sách

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/6/2020 | 8:06:24 AM

YênBái - Giai đoạn này, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành nhiều đề án quan trọng, mang tính chiến lược. Đó là Đề án số 11-ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Những năm qua, Yên Bái không ngừng nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong ảnh: Thăm khám sức khỏe bệnh nhân sau ca mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. (Ảnh: Minh Huyền)
Những năm qua, Yên Bái không ngừng nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong ảnh: Thăm khám sức khỏe bệnh nhân sau ca mổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. (Ảnh: Minh Huyền)


Với quan điểm coi đầu tư cho con người là đầu tư phát triển, phải đi trước một bước và kế hoạch nguồn nhân lực phải là cấu phần quan trọng trong mọi chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Yên Bái đã rà soát ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; ban hành nhiều chính sách để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tạo ra đòn bẩy động lực quan trọng, đột phá trong công tác phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương của Nghị quyết về phát triển nguồn nhân lực, trong đó đã triển khai thực hiện 4 kế hoạch, 6 đề án, 2 nghị quyết và các quyết định phê duyệt quy hoạch, dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, nhằm định hướng hoạt động đào tạo nhân lực của tỉnh theo mục tiêu kế hoạch, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô đào tạo và đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, tạo tiền đề thu hút nguồn nhân lực có trình độ; đồng thời, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh cả trước mắt và lâu dài. 

Đó là Kế hoạch số 88 năm 2012 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 22/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 1179 ngày 1/10/2012 của UBND tỉnh về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 118 ngày 11/7/2016 của UBND tỉnh về khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo của lực lượng lao động, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo theo các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2016; Kế hoạch số 141 ngày 11/7/2018 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 trên địa bàn tỉnh. Các Quyết định số 231/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 676/2013/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển đào tạo nghề tỉnh Yên Bái đến năm 2020; Quyết định số 22/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1076/2018/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; các quyết định phê duyệt dự án đầu tư, phê duyệt kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất các trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Giai đoạn này, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành nhiều đề án quan trọng, mang tính chiến lược. Đó là Đề án số 11-ĐA/TU ngày 8/8/2018 của Tỉnh ủy về xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035. 

Trước đó, các Đề án số 08-ĐA/TU /2012 của Tỉnh ủy về đào tạo cán bộ trẻ có trình độ sau đại học giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; Đề án số 11-ĐA/TU/2013 của Tỉnh uỷ về đào tạo cán bộ chủ chốt và dự nguồn cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012-2020; Đề án đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Đề án thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học công lập loại khá, giỏi hệ chính quy về công tác tại các xã, phường thuộc thành phố Yên Bái; Đề án sắp xếp quy mô, mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020. 

Tỉnh đặc biệt chú trọng việc xây dựng các cơ chế, chính sách trọng dụng và phát huy nhân tài từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng. Hai trong số những nghị quyết được xem như đòn bẩy động lực đối với công tác phát triển nguồn nhân lực của Yên Bái phải kể đến Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2014-2016 và Nghị quyết số 07/2016/NQ-HĐND ban hành một số chính sách phát triển nguồn nhân lực tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020. Theo đó giai đoạn 2011-2015, việc thực hiện chính sách thu hút, khuyến khích và đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn đạt được kết quả tích cực. 

Toàn tỉnh đã thu hút được 225 người, trong đó thạc sĩ 17 người; sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy xếp loại khá, giỏi 49 người; bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học 79 người; người dân tộc thiểu số 80 người. Giai đoạn 2016-2018, thu hút 35 người, trong đó có 5 thạc sĩ, bác sĩ nội trú 5 người; 30 bác sĩ đa khoa, dược sĩ đại học. Năm 2019, thu hút 4 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi. Cử đi đào tạo nâng cao cho 2.238 cán bộ, trong đó đào tạo trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II là 11 người; thạc sĩ, chuyên khoa I là 326 người; đại học liên thông ngành y 255 người; cán bộ người dân tộc thiểu số đi học nâng cao trình độ 123 người; đào tạo cán bộ chủ chốt và dự nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã theo Đề án 11-ĐA/TU ngày 19/6/2013 của Tỉnh ủy là 70 người; đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị cho 240 người; trung cấp quân sự 135 người; trung cấp công an 140 người; trung cấp quản lý đất đai 62 người; đào tạo ngắn hạn 876 người. 

Giai đoạn 2016-2018, tỉnh đã cử đi đào tạo nâng cao 1.133 cán bộ, trong đó, đào tạo trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II là 13 người; thạc sĩ, chuyên khoa I là 81 người; đại học liên thông ngành y 40 người; đào tạo cán bộ chủ chốt và dự nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã theo Đề án số 11-ĐA/TU ngày 19/6/2013 của Tỉnh ủy là 209 người; đào tạo ngắn hạn 790 người. Năm 2019, cử đi đào tạo nâng cao trên 200 cán bộ, tập trung chủ yếu trong ngành y. 

Đặc biệt trong 8 năm thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TU, toàn tỉnh đã có trên 4.000 cán bộ được bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch công chức; gần 30.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, vị trí việc làm; 100% đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 được bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND. Riêng ngành giáo dục, giai đoạn 2011-2019, đã có 112 giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng hệ trong và ngoài nước theo chính sách thu hút, khuyến khích của tỉnh.

Đổi mới công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực, tỉnh chỉ đạo thực hiện bàn giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp đối với các trường chuyên nghiệp từ Sở Giáo dục và Đào tạo sang Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý, tăng cường phối hợp trong tuyển sinh, đào tạo và cung ứng nhân lực theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. 

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp ngoài tỉnh để tổ chức các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp theo nhu cầu người học. Các ngành, các cấp hàng năm chủ động quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực. 

Bước đầu, tỉnh đã xây dựng được hệ thống thông tin nhu cầu nhân lực trên địa bàn cung cấp cho các ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng của tỉnh và nhu cầu của thị trường lao động. 

Nhiệm vụ hợp tác phát triển nguồn nhân lực được tăng cường thông qua hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp được triển khai thực hiện tại Trường Cao đẳng Nghề Yên Bái, cùng các hoạt động hợp tác của Bệnh viện Đa khoa tỉnh với các bệnh viện trung ương và quốc tế như Bệnh viện Yokosuka Kyosai Nhật Bản; hợp tác về y tế giữa tỉnh Yên Bái với tỉnh Val de Marne (Pháp)... trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.

Đòn bẩy động lực của cơ chế chính sách đúng đắn thông qua việc ban hành các nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh với nhiều chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực đã đưa quy mô và chất lượng nhân lực của tỉnh Yên Bái được nâng lên. 

Tổng số lao động năm 2020 khoảng 53,2 vạn người, tăng 4,6% so với năm 2015; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63%, tăng 18% so với năm 2015, vượt 3% mục tiêu; trên 98.000 lao động được đào tạo nghề với trên 80% có việc làm, thu nhập ổn định sau đào tạo. 

Bước đầu thu hút được một số nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức khối hành chính, sự nghiệp có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên chiếm 73,6%, trong đó tiến sĩ, thạc sĩ chiếm khoảng 6%; tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học, cao đẳng là 51,5%, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, tạo bước đột phá chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Minh Thúy
(Bài 3: Đầu tư cho con người là đầu tư cho phát triển)

Các tin khác
Lớp học nghề điện lạnh tại Trường Trung cấp Nghề Dân tộc nội trú Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đình Tứ)

Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 22/12/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2011 - 2020 là sự định hướng mang tầm nhìn chiến lược, đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với quy mô lớn, bao trùm các lĩnh vực, tác động mạnh mẽ đến việc mở cửa thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới.

Huyện Trấn Yên đã xây dựng vùng cây ăn quả có múi rộng hàng trăm héc-ta, mỗi năm mang lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho người dân.

Sản xuất nông nghiệp trong năm 2020 và những năm tiếp theo diễn ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đây là xu thế tất yếu, khách quan...

Cán bộ, chiến sĩ đảo Nam Yết ra quân làm sạch bờ biển.

Hơn một năm trước, ngày 20/3/2019 thực sự là dấu mốc lịch sử đối với những người làm công tác tuyên truyền nói riêng, với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung khi lần đầu tiên, Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam thực hiện ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền về biển đảo.

Một số nhóm sản phẩm chưa được đầu tư như sơ chế, giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản do đó sản phẩm cung ứng ra thị trường chủ yếu là sản phẩm thô, giá trị thấp.

Có thể nói, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, nhất là thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đã tạo ra sự bứt phá vượt bậc, giá trị thu được trên mỗi héc-ta canh tác đã tăng rất mạnh và hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì vẫn còn có những hạn chế, những gam màu tối cần được tô sáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục