Giảm số xã thuộc khu vực III, II và thôn đặc biệt khó khăn - Bài 1: Rà soát chặt chẽ, xử lý linh hoạt
- Cập nhật: Thứ ba, 27/7/2021 | 7:20:56 AM
YênBái - Thực hiện Quyết định số 861 và Quyết định số 433, tỉnh Yên Bái có 137 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi (59 xã khu vực III, 11 xã khu vực II, 67 xã khu vực I). So với giai đoạn 2016 - 2021, đã giảm: 22 xã vùng III (từ 81 xuống 59), 57 xã khu vực II (từ 68 xuống 11) và 122 thôn, bản ĐBKK (từ 177 xuống 55 ); tăng 36 xã khu vực I (từ 31 lên 67).
Lãnh đạo xã Ngòi A, huyện Văn Yên tuyên truyền cho người dân về chế độ, chính sách sau khi thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 433 của Ủy ban Dân tộc.
|
Đồng chí Vương Văn Bằng - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo:
Việc giảm số học sinh bán trú làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của các nhà trường. Khi không còn là trường phổ thông dân tộc bán trú, nhà trường không có học sinh được hưởng chế độ bán trú sẽ gây lãng phí cơ sở vật chất. Học sinh không được hưởng chính sách dẫn đến việc huy động học sinh ra lớp khó khăn, tăng nguy cơ học sinh bỏ học và giảm tỷ lệ chuyên cần, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Bà Nguyễn Thị Nhậm- thôn Hạnh Phúc, xã Tân Hợp, huyện Văn Yên:
Thôn chúng tôi có 318 hộ, nay không còn là thôn ĐBKK song vẫn chưa có điện lưới quốc gia. Bà con nhân dân mong muốn Nhà nước sớm đầu tư xây dựng đường điện để phục vụ sinh hoạt và sản xuất; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng nông thôn mới tại địa phương. |
Tags Yên Bái thôn đặc biệt khó khăn linh hoạt bảo hiểm dân tộc miền núi
Các tin khác
Thực hiện chiến lược chính quy hóa lực lượng công an xã của Bộ Công an, Yên Bái là một trong những tỉnh triển khai sớm nhất cả nước Đề án bố trí công an chính quy đảm nhiệm các chức danh công an xã. Sau gần 2 năm về cơ sở, lực lượng công an xã, thị trấn đã phát huy hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đặc biệt, tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh ngay tại cơ sở, góp phần quan trọng vào thế trận an ninh nhân dân.
Thị xã đã vận động xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" được trên 120 triệu đồng/năm và thường xuyên tu bổ chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ, Đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong các cuộc kháng chiến và mộ liệt sĩ tập thể tại Khu di tích Căng và Đồn Nghĩa Lộ. Ngoài ra, mỗi năm, các ngành chức năng đều khảo sát và chi hỗ trợ làm nhà tình nghĩa, xóa nhà tạm cho các thương binh và người có công… Đó là những việc làm cụ thể của các cấp lãnh đạo và nhân dân góp phần xoa dịu nỗi đau sau chiến tranh, thể hiện tinh thần "Đền ơn, đáp nghĩa" và đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Năm nay, nắng lửa của mùa hè đã đổ xuống ngay lúc còn chưa hết tiết xuân, rồi rực lên từ những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng Năm tới giờ. Cuộc chiến với nàng "cô vi” khốc liệt đến mức cả nước như sôi sục, rực lên tinh thần "chống dịch như chống giặc”.
Điểm giao dịch bỗng lao xao bàn tán: “Tỷ phú đến rồi kìa!”. Ngoài hiên, anh Giàng A Sáu khệ nệ bê tải tiền và chị vợ bế đứa con nhỏ theo sau. Tổ giao dịch bố trí một bàn, một máy đếm tiền một nhân viên phục vụ A Sáu đếm tiền. A Sáu đặt tải tiền xuống sàn nhà, chỉnh lại khẩu trang rồi xếp từng cục tiền lên bàn. Anh thủng thẳng: “Cán bộ cho mình gửi bốn tỷ nhé! Vừa bán đồi quế”. Mọi ánh mắt ngưỡng mộ hướng về vợ chồng A Sáu.