Giảm nghèo - góc nhìn từ Yên Bái - Bài 1: Nhìn vào thực trạng

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/8/2021 | 7:29:41 AM

YênBái - Đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Yên Bái là 32,21%, cao thứ 6 toàn quốc, phần lớn tập trung tại địa bàn vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Riêng tại 2 huyện 30a, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 75%, thuộc nhóm các huyện nghèo nhất cả nước. Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Lãnh đạo xã Bản Công, huyện Trạm Tấu thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân.  (Ảnh: T.L)
Lãnh đạo xã Bản Công, huyện Trạm Tấu thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân. (Ảnh: T.L)

Yên Bái là tỉnh miền núi, có địa hình đồi núi chia cắt mạnh, thường xuyên chịu tác động của thiên tai; hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn; diện tích đất canh tác hạn chế, người dân còn thiếu tư liệu sản xuất; dân trí không đồng đều, chất lượng nhân lực thấp, ở một số nơi đồng bào dân tộc vẫn còn tập quán canh tác lạc hậu, thiếu kiến thức khoa học, kỹ thuật; hệ thống thể chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu. 

Cùng đó, tư duy, nhận thức và công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền trong công tác giảm nghèo còn hạn chế, bất cập; một bộ phận người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, không có ý chí vươn lên thoát nghèo… là những nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. 

Với diện tích tự nhiên gần 6.900 km2, dân số trên 83 vạn người; trong đó, đồng bào DTTS chiếm 57,4%; khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 80% dân số và 62% lao động, Yên Bái có 9 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó, có 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn (ĐBKK) là Trạm Tấu, Mù Cang Chải, với trên 90% đồng bào DTTS, chủ yếu là người Mông; có 173 xã, phường, thị trấn, trong đó, có 34,1% số xã ĐBKK và 32,84% số thôn, bản ĐBKK. 

Đặc điểm và những nguyên nhân trên đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trong nhiều năm qua tăng cao và gây ra nhiều hệ lụy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng địa phương. 



Tuổi trẻ Trạm Tấu ra quân tình nguyện khai hoang ruộng bậc thang. (Ảnh: T.L) 

Ông Luyện Hữu Chung - Bí thư Huyện ủy Văn Yên chia sẻ: năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 34,94%. Tỷ lệ hộ nghèo cao đã gây nhiều khó khăn, thách thức như: tỷ lệ học sinh do không có điều kiện phải bỏ học giữa chừng (chỉ học hết THCS không học THPT) làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực địa phương; việc huy động nhân dân đóng góp sức người, sức của xây dựng nông thôn mới hết sức khó khăn; tình trạng người dân xuất cảnh trái phép tăng cao; không ít phần tử xấu lợi dụng kích động nhân dân gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, nhất là vùng DTTS, vùng đồng bào có đạo.

 Với hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải, từ năm 2015 trở về trước, tỷ lệ hộ nghèo rất cao; trong đó, Mù Cang Chải là 75,13%, Trạm Tấu gần 49%. Lãnh đạo hai địa phương này đều nhận định, đánh giá thực trạng dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình chia cắt, chủ yếu là đồi núi cao, các nguồn tài nguyên hạn chế; cơ sở hạ tầng, các dịch vụ công cộng thiết yếu đều thiếu thốn; nhiều phong tục, tập quán lạc hậu; tư tưởng bằng lòng với cuộc sống làm cho phần lớn người dân không có ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo... 

Tỷ lệ hộ nghèo cao đã kìm hãm sự phát triển về kinh tế, níu kéo và gây nên nhiều hệ lụy xấu, gánh nặng cho xã hội như: tình trạng sinh nhiều con, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, suy dinh dưỡng ở trẻ em; nạn chặt phá rừng, buôn bán lâm sản trái phép, đốt rẫy làm nương; nhiều hộ dân di cư tự do vào Tây Nguyên. 

Qua nghiên cứu thực tế ở các địa phương, hầu hết các hộ nghèo đều có nguyên nhân dân trí, học vấn thấp, không có kinh nghiệm làm ăn, chưa có nhiều cách sản xuất, kinh doanh và một số do lười lao động, đông con, không có khả năng lao động do thiếu hoặc không có vốn, do mắc tệ nạn xã hội. Cùng đó, một số các cấp chính quyền thiếu năng lực; nhiều cán bộ trình độ chuyên môn còn hạn chế, công tác quản lý còn nhiều bất cập.  

Nhiều năm qua, công tác giảm nghèo, chăm lo đời sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội là một chủ trương lớn, xuyên suốt, là vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội, nhân văn sâu sắc và thể hiện tính ưu việt của Đảng, Nhà nước ta, nhất là ở các tỉnh miền núi; trong đó, có tỉnh Yên Bái. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, lãnh đạo tỉnh đã đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, sáng tạo, hiệu quả. 

Từ đó, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, công tác xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương, đặc biệt là các huyện, xã vùng cao, vùng khó khăn triển khai đồng bộ các giải pháp theo phương châm "giao nhiệm vụ, khoán sản phẩm” và đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình mới mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giảm nghèo, gắn với xây dựng nông thôn mới của Yên Bái.   
                                                          
Văn Tuấn
Bài 2: Những cách làm hay

Tags Giảm nghèo Yên Bái

Các tin khác
Những đứa trẻ chịu ảnh hưởng nặng nề của ma túy là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm, chăm sóc, giáo dục ở vùng cao Mù Cang Chải.

Hệ lụy ma túy để lại với mỗi gia đình và toàn xã hội là bài toán khó có thể giải quyết ngay trong “một sớm một chiều” bởi tình hình tệ nạn và tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi…Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Công an huyện Mù Cang Chải đã bắt giữ 18 vụ với 20 đối tượng phạm tội về ma túy.

Công an tỉnh Yên Bái làm thủ tục trao trả người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.

Những ngày qua, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới ngày càng phức tạp, những người từng xuất cảnh trái phép sang nước ngoài tìm cách trở về địa phương đã và đang làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh và gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Yên Bái cũng không ngoại lệ.

Cán bộ, chiến sĩ công an giúp người dân xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn khắc phục hậu quả bão lũ năm 2018.

Trong những việc làm bình dị giúp dân, triển khai 2 đề án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân (CCCD), hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an đã dồn sức ngày đêm thu thập hồ sơ làm CCCD cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Lãnh đạo Công an tỉnh động viên các lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm dịch. (Ảnh: T.L)

Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp từ truy vết, cách ly đến giám sát, quản lý các trường hợp trở về địa phương, lực lượng công an đã từng bước tạo ra "lá chắn thép" ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 xâm nhập vào địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục