Siêu bão Goni càn quét Philippines, sáng mai đi vào Biển Đông

  • Cập nhật: Chủ nhật, 1/11/2020 | 8:55:51 AM

Goni – cơn bão lớn nhất thế giới trong năm nay đổ bộ vào miền Trung Philippines trong sáng sớm nay. Sau một ngày quần thảo, Goni sẽ đi vào Biển Đông trong sáng sớm ngày mai, trở thành bão số 10.

Đường đi và vùng ảnh hưởng của siêu bão Goni
Đường đi và vùng ảnh hưởng của siêu bão Goni

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, vào 1 giờ sáng nay 1/11, tâm siêu bão Goni chỉ còn cách miền trung Philippines khoảng 70km về phía Đông. Goni vẫn giữ nguyên sức mạnh của một siêu bão khi gần đổ bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17 (200-220km/giờ), giật trên cấp 17.

Bão sẽ quần thảo các tỉnh phía Nam đảo Luzon của Philippines trong ngày hôm nay. Tốc độ di chuyển khoảng 20km/giờ theo hướng tây và bắt đầu suy yếu. Dự báo đến 1 giờ sáng mai (2/11), tâm bão trên khu vực miền Trung Philippines với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

 Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông. Đến 1 giờ ngày 3/11, tâm bão, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 380km về phía Đông Đông Nam. Lúc này Goni đã suy yếu thành một cơn bão mạnh với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 1 giờ ngày 4/11,  tâm bão trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13. Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km.

 Lý giải về nguyên nhân bão giảm cấp nhanh khi vào Biển Đông, các chuyên gia cho biết, sau khi ma sát với đảo Luzon của Philippines, siêu bão Goni đã giảm năng lượng đáng kể. Khi đi vào Biển Đông, do tác động của không khí lạnh khiến mặt nước biển lạnh nên bão giảm sức mạnh. Ngoài ra, khi vào đến Biển Đông bão đã di chuyển qua một đường đi khá dài, qua thời kỳ mạnh nhất theo chu kỳ một cơn bão. Các yếu tố động lực học khác cũng khiến siêu bão Goni giảm cấp nhanh.

Tại Philippines, nhà chức trách đã sơ tán hơn 1 triệu dân để ứng phó khi Goni dự báo sẽ tàn phá nghiêm trọng đảo Luzon- hòn đảo lớn nhất, đông dân nhất và là vùng kinh tế quan trọng của quốc đảo Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, bão Goni sẽ có đường đi và cường độ rất phức tạp, khó lường, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và gây mưa lớn cho miền Trung.

Để chủ động ứng phó với bão, chiều 31/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN có công điện khẩn đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định đời sống người dân, kịp thời triển khai các biện pháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn công trình xung yếu.

(Theo TPO)

Các tin khác
Cưa cây mở đường vào xã Trà Leng, huyện Trà My (Quảng Nam) để cứu hộ các hộ dân bị sạt lở đất tối 28.10.

Khu vực miền Trung vừa qua đã xảy ra hàng loạt điểm sạt lở đất, trong đó có 3 điểm bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Trước biến đổi của khí hậu, nhiều hình thái thiên tai cực đoan xảy ra, việc đánh giá và thành lập bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá cho từng địa phương được đặt ra cấp bách.

Thủy điện Rào Trăng 3.

Những ngày qua, người dân miền Trung đã phải gồng mình chống chọi với những trận lũ lụt lịch sử liên tiếp. Nguyên nhân chính được lý giải là bởi thiên tai và thời tiết ngày càng cực đoan nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thực trạng trên có phần "trách nhiệm" của hàng loạt công trình thủy điện nhỏ...

Hiện trường vụ sạt lở đất ở huyện Bắc Trà My - Quảng Nam sau bão số 9 làm hàng chục người chết và mất tích

Đến tối 30-10, văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương báo cáo, có ít nhất 73 người chết và mất tích (trong đó chủ yếu là do sạt lở đất, sạt lở núi). Trong khi mưa lũ đợt 2 đang tới, Ban chỉ đạo Trung ương yêu cầu tất cả các tỉnh miền núi phải khẩn trương rà soát lại những nơi có nguy cơ sạt lở và lũ quét.

Mưa to dồn dập ở Hà Tĩnh, đã khiến một số khu vực bị ngập lũ. Ở huyện Cẩm Xuyên xảy ra sạt lở núi tại 2 xã, địa phương này vừa ban hành 7 lệnh sơ tán dân khẩn cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục