Mưa lũ lớn ở miền Trung, Tây Nguyên khiến 10 người chết và mất tích

  • Cập nhật: Thứ tư, 1/12/2021 | 2:22:21 PM

Cần hết sức cảnh giác để ứng phó kịp thời với mưa lũ ở miền Trung, sớm đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường để chuẩn bị cho bà con đón Tết cổ truyền một cách tốt nhất.

Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến.
Toàn cảnh cuộc họp trực tuyến.

Sáng 1/12, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai tổ chức cuộc họp với các địa phương ở khu vực miền Trung để ứng phó với diễn biến tình hình mưa lũ lớn tại khu vực. Theo báo cáo của Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT, từ 19h ngày 29/11-19h ngày 30/11 tại khu vực từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa phổ biến 150-300mm, có nơi ghi nhận lên tới 429mm (Ea bar, Phú Yên).

Tính đến 8h30 sáng 1/12, mưa lớn đã khiến 10 người chết và mất tích (Bình Định 3 người, Phú Yên 6 người, Kon Tum 1 người); Ngập và sạt lở gây ách ách tắc các tuyến đường Quốc lộ 14H, 40B, Đông Trường Sơn (Quảng Nam); Quốc Lộ 24, 24C (Quảng Ngãi); Quốc lộ 1 (tuyến tránh An Nhơn, Bình Định); Quốc lộ 19C, 25, 27, 29 (Phú Yên) và một số tuyến tỉnh lộ, giao thông nông thôn.

"Sáng sớm ngày 2/12, hầu hết các sông sẽ xuống dưới BĐ1, BĐ2, riêng khu vực Bình Định sẽ xuống dưới BĐ3. Trong 10 ngày tới, nhiều khả năng khu vực miền Trung không xuất hiện các đợt mưa lớn và từ nay đến cuối năm, khả năng cao không xuất hiện các đợt mưa lũ lớn như trong thời gian vừa qua”, ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia nhận định.

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Lê Minh Hoan - Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai nhấn mạnh: "Theo dự báo mưa lũ đang giảm dần, tuy nhiên công tác ứng phó không được lơ là, mất cảnh giác, chỉ cần một việc bất cẩn sẽ có nguy cơ xảy ra những điều đáng tiếc”.

Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị, thực hiện nghiêm theo công điện của Thủ tướng Chính phủ. Các địa phương tăng cường chủ động, nắm bắt tình hình, phối hợp với nhau để ứng phó kịp thời và sớm đưa cuộc sống người dân sớm trở lại bình thường để chuẩn bị cho bà con đón Tết cổ truyền một cách tốt nhất.

Ông Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương chủ động thống kê thiệt hại do mưa lũ gây ra, để địa phương và Trung ương phối hợp, khắc phục và khôi phục sản xuất.

(Theo VOV)

Các tin khác
Lũ trên sông Cái Nha Trang vượt mức báo động III.

Đợt mưa lớn liên tục trong những ngày qua khiến nhiều khu vực ở các tỉnh miền Trung: Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… bị ngập sâu, nhiều công trình thủy lợi, đường giao thông bị hư hỏng nặng; nhiều khu dân cư bị chia cắt,… lãnh đạo các địa phương đã đi thị sát, đôn đốc các lực lượng tập trung ứng phó mưa lũ, phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Lũ trên sông Ba qua Phú Yên vượt mức báo động 3.

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk; Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng, Công an.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tình hình lũ lụt tại huyện Tuy Phước.

Mưa lớn trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Bình Định gần tương đương với mốc lịch sử năm 2016 làm nhiều khu vực bị cô lập; hàng ngàn nhà dân bị ngập sâu trong nước lũ; hơn 66.000 học sinh của tỉnh Bình Định không thể đến trường.

Các trường mầm non ở vùng cao cần chú ý giữ ấm cho trẻ. (Ảnh: minh họa)

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 92/BCH-PCTT gửi thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại mùa đông năm 2021-2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục