Hỗ trợ hiệu quả công tác dự báo, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/3/2022 | 7:30:11 AM

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành đề nghị các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành khí tượng thủy văn, hỗ trợ hiệu quả trong công tác dự báo, cảnh báo phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần vào sự phát triển và sinh kế bền vững của mỗi người dân.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại Lễ phát động.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành phát biểu tại Lễ phát động.

Ngày 23/3, tại Hà Nội, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Khí tượng Thế giới 2021: "Đại dương, thời tiết và khí hậu của chúng ta”.

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, ngày 23/3 hàng năm đã được Tổ chức Khí tượng thế giới công nhận là ngày Khí tượng thế giới. Sự kiện này nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của ngành khí tượng thủy văn (KTTV) thế giới nói chung và của ngành KTTV Việt Nam nói riêng trong công cuộc phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn cho của nhân dân không chỉ tại Việt Nam mà còn của nhân dân các nước trong khu vực. Đây cũng là sự kiện có nhiều ý nghĩa trong việc kêu gọi và kết nối từng cá nhân, cộng đồng, quốc gia trong việc tham gia công tác KTTV.

Thứ trưởng nhấn mạnh, ngày Khí tượng thế giới năm 2021 với chủ đề "Đại dương, Thời tiết và Khí hậu của chúng ta” đã gửi đi thông điệp về việc kết nối đại dương, khí hậu và thời tiết trong hệ thống trái đất. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự khởi động Thập kỷ khoa học đại dương vì sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc giai đoạn 2021 - 2030 với nhiều mục tiêu được đưa ra. Đó là quản lý một cách bền vững các hệ sinh thái vùng bờ, bao gồm khả năng phục hồi của hệ sinh thái và quy hoạch không gian biển để giảm thiểu tác động của mực nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt và xói sạt lở, cải thiện, cập nhật các giá trị tham chiếu cơ sở về điều kiện môi trường và nhận thức của công chúng.

Hưởng ứng ngày này, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị các cơ quan có liên quan ở Trung ương và địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành KTTV, hỗ trợ hiệu quả trong công tác dự báo, cảnh báo KTTV phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần vào sự phát triển và sinh kế bền vững của mỗi người dân. Đồng thời, kêu gọi mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của ngành KTTV Việt Nam nói riêng, cán bộ toàn Ngành TN&MT nói chung tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm và cố gắng tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần sáng tạo, tính cần cù, vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục gách vác trọng trách được giao.

Theo ông Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV, trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tập trung các nguồn lực để phát triển ngành đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật KTTV trong phạm vi cả nước; nâng cao năng lực quan trắc, dự báo, cảnh báo KTTV, trọng tâm là dự báo, cảnh báo các thiên tai liên quan đến bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và phục vụ phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai được dự báo là ngày càng phức tạp, khó lường.

Ngay sau Lễ phát động, đã diễn ra Tọa đàm "Giám sát đại dương – Dự báo cảnh báo thiên tai phục vụ sinh kế biển” với sự tham gia của các diễn giả: Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV; Trần Quang Tuấn, Phó tham mưu trưởng Cảnh sát biển (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam).

Tại Lễ phát động, Ban Tổ chức đã trao giải Cuộc thi "Khí tượng Thủy văn trong em".

Theo đó, Ban Tổ chức trao giải Nhất thể loại video: "Ngành khí tượng thủy văn-tấm khiên trong mưa bão" cho tác giả Trần Lê Bửu Tánh (Trường Trung học phổ thông Tố Hữu - thôn 1, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Giải Nhất ở thể loại bài thi viết "Chúng em tìm hiểu về biến đổi khí hậu và cách phòng chống rủi ro do thiên tai gây ra ở thành phố Đà Nẵng" cho tác giả Nguyễn Ninh Giang, Võ Thị Thoại My, Nguyễn Ninh Nguyên (Trường Trung học cơ sở Chu Văn An, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng).

Giải Nhất ở hạng mục tập thể cho Trường Trung học cơ sở Tân Sơn (xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Ở hạng mục bình chọn, Ban Tổ chức đã trao: Giải Nhất thể loại bài thi viết "Thực trạng về khí tượng thủy văn ở Việt Nam và thế giới hiện nay" cho tác giả Nguyễn Quỳnh Hương, Trường Trung học cơ sở Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Giải Nhất thể loại video có tiêu đề "Phát huy vai trò của thông tin khí tượng trong cuộc sống của em và các ngư dân trên biển" cho nhóm học sinh Phùng Quốc An (lớp 9A1), Vũ Tuyên Hoàng (lớp 8A11), Mầu Hoa Hồng (lớp 9A10), Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ (số 20, ngõ 5, phố Láng Hạ, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội).

Ngoài ra, Ban Tổ chức trao giấy chứng nhận cho 72 tác giả, nhóm tác giả có thành tích tuyên truyền, quảng bá về khí tượng thủy văn trong cuộc thi "Khí tượng Thủy văn trong em".

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Báo cáo nhanh ngày 23/3 của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai cho biết, miền núi Bắc Bộ có mưa, riêng Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai có mưa rất to, gây nhiều thiệt hại.

Theo thống kê tổng hợp của Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, lượng mưa phổ biến tại các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc là <80mm. Trong đó, một số khu vực có lượng mưa lớn như:

Ảnh minh họa.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lốc, sét, mưa đá; nguy cơ lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi.

2 cầu tạm Cao Sơn và Thượng Sơn, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên  và 1 người bị lũ cuốn trôi trong trận mưa lớn kéo dài đêm ngày 18 sang ngày 19/2/2022 vừa qua. Ảnh minh họa

Yên Bái với địa hình đồi núi cao, nhiều sông, suối, địa chất phức tạp, nhiều đồng bào dân tộc sinh sống ven các con sông, suối, đồi, núi… nên năm nào cũng chịu thiệt hại lớn do thiên tai gây ra. Công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) được tỉnh đặt thành nhiệm vụ quan trọng đối với cấp ủy, chính quyền các địa phương.

Ngày Khí tượng Thế giới năm 2022 có chủ đề “Cảnh báo sớm để Hành động sớm.”

Ngày Khí tượng Thế giới năm 2022 với chủ đề cảnh báo sớm để hành động sớm đã khẳng định công tác dự báo, cảnh báo sớm khí tượng thủy văn là “chìa khóa” quan trọng để giảm thiên tai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục