Trấn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/5/2022 | 4:22:11 AM

YênBái - Huyện Trấn Yên là địa bàn thường xuyên bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân cũng như các công trình thủy lợi, giao thông và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác. Do vậy, huyện đã triển khai nhiều phương án, giải pháp cụ thể, sát thực tế với phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, hiệu quả”.

Lực lượng chức năng khơi thông điểm sạt lở trên một tuyến đường giao thông ở xã Hồng Ca.
Lực lượng chức năng khơi thông điểm sạt lở trên một tuyến đường giao thông ở xã Hồng Ca.

Trong năm 2021, trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng một số đợt thiên tai chủ yếu là mưa lớn kèm theo gió lốc kết hợp với lũ đầu nguồn làm nước sông Hồng dâng cao trên báo động cấp 2 gây ngập úng, sạt lở đất, đá. Các đợt thiên tai gây ảnh hưởng và thiệt hại về nhà ở, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và một số công trình công cộng trên địa bàn huyện. 

Cụ thể, đã làm 21 nhà dân bị hư hỏng, 36 ha lúa, ngô, cây công nghiệp và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Mưa bão còn làm sạt ta luy tại tổ 6, thị trấn Cổ Phúc làm ảnh hưởng trực tiếp đến 3 hộ dân và nguy cơ cao gây sụt móng dãy nhà tạm giam thuộc Công an huyện Trấn Yên; sạt lở đất làm tắc nghẽn dòng chảy tuyến mương tiêu tràn Đình tại thôn Phú Mỹ, xã Việt Thành…, tổng giá trị thiệt hại trên 1,5 tỷ đồng. 

Theo dự báo, năm 2022 sẽ xuất hiện từ 10 - 12 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt có 2 - 3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng ảnh hưởng lớn, gây ra mưa to và rất to… 

Qua rà soát, thống kê trên địa bàn huyện Trấn Yên hiện có 1.806 hộ dân sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh thiên tai, gồm: 1.054 hộ sống trong vùng nguy cơ sạt lở đất; 106 hộ sống trong vùng nguy cơ lũ ống, lũ quét; 604 hộ sống trong vùng nguy cơ ngập úng... 

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão lũ gây ra, 21 xã, thị trấn đã thành lập và kiện toàn lực lượng xung kích phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) là 190 tổ, với 1.836 người tham gia. Xây dựng và điều chỉnh bổ sung Kế hoạch PCTT - TKCN năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế; xây dựng Kế hoạch PCTT - TKCN giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng phương án ứng phó rủi ro thiên tai theo từng cấp độ; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương, thủ trưởng đơn vị trong công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ PCTT - TKCN đảm bảo kịp thời; tổ chức lực lượng, triển khai công tác chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần theo phương án đã lập để sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra. 

Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật PCTT; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 06/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030; Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích PCTT cấp xã. 

Trên cơ sở các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, cấp huyện, cấp xã thực hiện việc rà soát, điều chỉnh kế hoạch và phương án phòng, chống, ứng phó với các loại hình thiên tai phù hợp với điều kiện thực tế. 

Các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra, rà soát chi tiết đến từng hộ dân sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng cao do lũ ống, lũ quét, sạt lở đất phải di dời ra khỏi vùng nguy hiểm. Tổ chức quán triệt và thông báo đến tất cả các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở đất nắm bắt thông tin kịp thời và chủ động di dời trước các đợt mưa lớn trên diện rộng. Duy trì chế độ trực, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa bàn. 

Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, các phương tiện, trang thiết bị để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai, đặc biệt là tại các khu vực xung yếu (vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ven sông, suối vùng trũng thấp…). 

Với sự chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống từ huyện tới xã và các thôn, bản, tổ dân phố, công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn sẽ phát huy hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại khi mưa bão xảy ra.

Ngọc Trúc

Tags Trấn Yên thiên tai lũ ống lũ quét sạt lở đất

Các tin khác
Ngành giao thông vận tải Yên Bái gia cố ta-luy dương trên tuyến đường Yên Bái - Lục Yên khi mùa mưa bão đến.

Để kịp thời ứng phó với các tình huống trong mùa mưa bão năm nay, ngành giao thông vận tải (GTVT) Yên Bái đã chủ động xây dựng các phương án phòng, chống, khắc phục sớm nhất khi xảy ra sự cố.

Quang cảnh buổi làm việc của Ban chỉ huy PCTT-TKCN thành phố Yên Bái.

UBND thành phố Yên Bái vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT- TKCN) năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

Ảnh minh họa

Tính đến 16h00 ngày 1/5, mưa lớn đã làm thiệt hại gần 90 ha lúa và hoa màu, nuôi trồng thủy sản cùng nhiều công trình giao thông thủy lợi, trường học... Ước tổng thiệt hại khoảng 1,5 tỷ đồng.

Trận mưa lớn đêm 30/4 sáng 1/5 đã làm gãy đổ 40 ha ngô trên địa bàn huyện Lục Yên.

Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Lục Yên, trận mưa lớn đêm 30/4 sáng 1/5 đã làm gãy đổ 40 ha ngô trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục