Để đảm bảo an toàn phòng lũ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, tối ưu hệ thống điện, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công văn số 3274/BTNMT-TNN gửi Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc vận hành các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong thời gian cuối mùa cạn năm 2024.
|
Đập Thủy điện Sơn La. Ảnh tư liệu
|
Hiện nay, lưu vực sông Hồng đang trong thời kỳ cuối mùa cạn, chuẩn bị sang mùa lũ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019. Mực nước hiện tại của các hồ chứa ngày 21/5/2024 đều đang ở mức cao, trong đó mực nước của các hồ Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang cao hơn mực nước tối thiểu quy định tại Phụ lục III của Quy trình từ 6,6m đến 25,8m; tổng dung tích trữ của các hồ chứa trên lưu vực khoảng 14,6 tỷ m3 (chiếm khoảng 77% so với tổng dung tích hữu ích).
Hiện tại, mực nước các hồ đều đang cao hơn so với mực nước cao nhất thời kỳ lũ sớm (từ ngày 15/6 đến 19/7) như sau: hồ Sơn La đạt 211,95m (cao hơn 11,95m); hồ Hòa Bình đạt 108,8m (cao hơn 3,8m); hồ Tuyên Quang (cao hơn 10,74m); hồ Thác Bà đạt 53,24m (thấp hơn 2,76m). Vì vậy, để đảm bảo an toàn phòng lũ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn nước, tối ưu hệ thống điện, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các chủ hồ:
Trên cơ sở diễn biến tình hình và dự báo khí tượng, thủy văn, nguồn nước về các hồ chứa, nhu cầu phụ tải điện của hệ thống và nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên lưu vực, phối hợp với các đơn vị liên quan tính toán, tối ưu kế hoạch huy động các nguồn điện, trong đó có thủy điện bảo đảm an ninh năng lượng, an toàn hệ thống điện và kịp thời đưa dần mực nước các hồ chứa về cao trình mực nước cao nhất trước lũ theo quy định. Quá trình vận hành, giảm thiểu việc gia tăng dòng chảy đột biến về hạ du, hạn chế tối đa việc phải xả thừa, gây lãng phí nguồn nước và đảm bảo hiệu quả phát điện.
Trước đó, ngày 14/8/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 6647/BTNMT-TNN gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị rà soát, nghiên cứu, tính toán lại phương án đề xuất vận hành linh hoạt các hồ chứa trên lưu vực sông Hồng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa nhận được phương án nêu trên.
Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng phương án điều chỉnh vận hành theo hướng linh hoạt các yêu cầu về bảo đảm mực nước trước lũ các hồ chứa, đồng thời có phương án vận hành đảm bảo tích đủ nước vào cuối mùa lũ theo yêu cầu đảm bảo lượng nước cho mùa khô năm tới và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định.
(Theo Báo Tin tức)
Là tỉnh miền núi, Yên Bái thường xuyên chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan, khó lường. Nhiều năm qua, không năm nào Yên Bái không bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai, bão lũ gây ra, ngoài nâng cao nhận thức, hiểu rõ bản chất của thiên tai, chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, lấy phương châm phòng ngừa là chính.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi miền nam Philippines. Dự báo áp thấp nhiệt đới này sẽ di chuyển theo hướng tây bắc đi dọc theo vùng biển phía đông Philippines và có khả năng mạnh lên thành bão. Sau đó, bão có khả năng đổi hướng di chuyển về phía đông bắc và ít có khả năng ảnh hưởng đến Biển Đông.
Sáng 24/5, Đại tá Trần Công Ứng - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra và làm việc với Ban Chỉ đạo PCTT&TKCN huyện Lục Yên.
Từ đêm 22 đến ngày 24/05, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, riêng phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác; từ chiều tối 23/5 có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng khu vực vùng núi cục bộ có mưa to.