Hai mươi bí quyết để loại trừ căng thẳng

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/6/2007 | 12:00:00 AM

1/ Hãy yêu thích việc mình làm, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn

2/ Xét lại các yếu tố gây căng thẳng. Cố loại bỏ những yếu tố nào gây trói buộc và gây bực mình vô ích 

3/ Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người. Bạn cần hiểu rằng: ta không thể nào làm được điều đó.

4/ Hãy sống đúng với con người mình. Tránh phí phạm năng lực một cách vô ích.

5/ Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình.

6/ Thỉnh thoảng hãy ra nơi thanh vắng và nhìn lại nội tâm mình.

7/ Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra những điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận.

8/ Muốn tránh dằn vặt suy tư, hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình làm được hôm nay.

9/ Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không đủ thời gian để giải quyết.

10/ Dành thì giờ để làm việc mình ưa thích, hoặc chỉ ngồi mà mơ mộng vẩn vơ.

11/ Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút).

12/ Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng. Hans Selye nói "Như khi ta đói thì ăn ngon miệng hơn, ta cần phải mệt thì nghỉ ngơi mới thoải mái trọn vẹn".

13/ Thỉnh thoảng để xe ở nhà mà đi bộ.

14/ Đừng hy sinh thì giờ nhàn rỗi của mình.

15/ Hãy sống điều độ, dùng thức ăn đầy đủ, đúng bữa và ngủ đủ giấc.

16/ Hãy bắt đầu với bữa ăn sáng đầy đủ chất bổ.

17/ Hãy mỉm cười! Tương quan của bạn với những người xung quanh sẽ tốt hơn.

18/ Hãy hít sâu vào khi mình bực bội. Khi chú ý đến hơi thở thì nỗi bực tức đã vơi đi một nửa rồi.

19/ Hãy học cách yêu đương (bằng những cử chỉ âu yếm). Tình yêu là liều thuốc an thần tốt nhất.

20/ Tránh xa tiếng ồn, đừng xem truyền hình trong khi ăn. Hãy tìm cho mình những giây phút thinh lặng và yên tĩnh.

(ST)

Các tin khác

Trong một thế giới mà Internet được coi là một phần tất yếu, bạn dường như đã quá phụ thuộc vào mạng toàn cầu. Tại sao không thử một lần sống vui không cần Internet?

Trần Thị Hiền (trái) trong một lần đi tìm hiểu cây thuốc ở Lạng Sơn.

Một mình cắt rừng, băng suối, leo núi rồi mắc võng dựng lều trong rừng sâu, ăn ở với đồng bào dân tộc thiểu số..., tất cả chỉ vì niềm đam mê đặc biệt với những cây dược liệu. Đó là nữ SV Trần Thị Hiền (ĐH Dược Hà Nội).

YBĐT - Giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm vì đây là giai đoạn phát triển rất quan trọng của cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn phát triển để trở thành người trưởng thành, vị thành niên, thanh niên phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

Giáo viên Trường Quân sựï Ấp Bắc chuẩn bị mô hình học cụ phục vụ huấn luyện giảng dạy.

YBĐT - Kể từ khi có Chỉ thị 62-CT/TW của Ban chấp hành T.Ư Đảng, Nghị định 15/2001/NĐ-CP của Chính phủ về công tác giáo dục quốc phòng và các văn bản hướng dẫn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Tỉnh Đoàn Yên Bái đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể và xác định công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động và tổ chức các hoạt động của tuổi trẻ trực tiếp tham gia, nhằm xây dựng địa phương, đơn vị vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục