Thượng Bằng La: Thanh niên đi đầu phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo lời giới thiệu của anh Hoàng Xuân Dương - Bí thư Đoàn xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái), chúng tôi đến thăm một trong những khu trang trại giàu có bậc nhất của địa phương. Đó là mô hình của anh Trần Minh Quyền ở Chi đoàn 5.

Mô hình kinh tế trang trại của đoàn viên Trần Minh Quyền ở Chi đoàn 5, Đoàn xã Thượng Bằng La (người bên trái) cho thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm.
Mô hình kinh tế trang trại của đoàn viên Trần Minh Quyền ở Chi đoàn 5, Đoàn xã Thượng Bằng La (người bên trái) cho thu nhập hơn 80 triệu đồng/năm.

Sinh năm 1978, sau khi tham gia nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Quyền cũng như nhiều đoàn viên thanh niên khác trong xã gặp nhiều khó khăn. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế địa phương, Quyền bàn bạc với gia đình nhận đất làm kinh tế trang trại. Lúc bắt tay vào làm có khó khăn về nguồn vốn, Quyền chỉ trồng 50 - 60 gốc cam, kết hợp nuôi dê, trồng chè, sắn cao sản. Anh cho biết: "Trước đây, khu vực này hoang vu lắm, đất nhiều nhưng chủ yếu là đất bạc màu nên nếu không có quyết tâm thì khó lòng mà làm được. Nhưng cái "máu" làm giàu của tuổi trẻ cùng với sự đồng lòng của vợ đã giúp tôi quyết tâm lập nghiệp trên chính mảnh đất này".

Sau nhiều năm cần cù lao động, nay anh Quyền đang sở hữu một khu trang trại giá trị hàng trăm triệu đồng, với gần 1ha đất trồng chè, trên 500 gốc cam, bưởi, 0,5 ha sắn và hàng chục con dê, lợn… mỗi năm cho thu nhập trên 80 triệu đồng. Chia tay anh Quyền, chúng tôi ghé thăm trang trại của anh Sa Văn Lốp ở Chi đoàn Mỏ. Với mô hình phát triển kinh tế tổng hợp như: trồng lúa kết hợp với thả cá, chăn nuôi lợn, trồng chè, quế... đã cho tổng thu nhập bình quân hàng năm đạt trên 40 triệu đồng. Đó chỉ là hai trong nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp, ngoài ra còn có các mô hình cho thu nhập hàng năm từ 20 - 35 triệu đồng, tiêu biểu như đoàn viên Nguyễn Trung Hiếu, Nguyễn Thành Tôn ở Chi đoàn 5; Trần Văn Hiển ở Chi đoàn Văn Tiên 1; Đặng Văn Cam ở Chi đoàn 26/3...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện nay, các chủ trang trại trẻ xã Thượng Bằng La còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn. Mặt khác, hầu hết đoàn viên thanh niên chưa lập gia đình, kinh nghiệm làm kinh tế trang trại còn hạn chế, lại không được sự đồng thuận của gia đình. Thời gian qua, được sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi từ đất trống đồi trọc sang trồng chè và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, trong đó nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã coi vai trò của mỗi đoàn viên thanh niên là nòng cốt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Với nhiệm vụ đó, Ban chấp hành Đoàn xã tổ chức họp cán bộ chủ chốt để mỗi cán bộ Đoàn phải là người đi đầu, gương mẫu làm kinh tế giỏi cho đoàn viên noi theo. Từ Bí thư Đoàn xã đến các bí thư chi đoàn đều hăng hái tiên phong trong việc phát triển kinh tế. Tiêu biểu như Hoàng Văn Trường, Bí thư Chi đoàn thôn Trung Tâm; Trần Minh Hiển, Bí thư Chi đoàn Văn Tiên 3; Hà Văn Thư, Bí thư Chi đoàn thôn Dạ; Nguyễn Minh Hiếu, Bí thư Chi đoàn 5... Hiện toàn xã có 518 đoàn viên thanh niên sinh hoạt ở 20 chi đoàn thì đã có trên 30 mô hình của đoàn viên thanh niên cho thu nhập từ 20 - 25 triệu đồng/năm và 7 mô hình có thu nhập trên 40 triệu đồng/năm.

Hiện nay, 100% đoàn viên thanh niên trong xã đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ mở rộng diện tích rau màu và đưa các giống lúa, chè mới có năng suất cao vào gieo cấy nên sản lượng lúa hàng năm đạt 96 tạ/ha, năng suất chè đạt 60 tạ/ha/năm. Thượng Bằng La  nay chỉ còn 8% hộ nghèo, tổng thu nhập bình quân đầu người đạt 5,5 triệu đồng/người/năm và phấn đấu đến năm 2010 đạt 9 triệu đồng/người/năm.

Với những kết quả đã đạt được, nhiều năm liền, Đoàn xã Thượng Bằng La luôn dẫn đầu toàn huyện về phong trào thi đua phát triển kinh tế, đặc biệt từ năm 2003 đến nay được Tỉnh Đoàn Yên Bái tặng bằng khen. 

Văn Tuấn

Các tin khác

YBĐT - Vừa qua, Huyện đoàn Văn Chấn (Yên Bái) đã tổ chức ra quân chiến dịch thanh niên HS-SV tình nguyện và khai mạc các hoạt động hè năm 2008. Các hoạt động của chiến dịch thanh niên tình nguyện năm 2008 bám sát vào các chương trình hành động cụ thể của địa phương như: làm đường giao thông nông thôn; lao động tổng vệ sinh môi trường; hướng dẫn nhân dân làm hố tiêu hợp vệ sinh...

Bác Hồ với các cháu thiếu nhi tại Việt Bắc.

Với mong muốn phát huy mạnh mẽ thanh niên trong các phong trào thi đua ái quốc, Bác Hồ đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để định hướng, cổ vũ thanh niên thi đua.

Công ty nơi bạn làm việc là cả một tập thể với nhiều người mang những tính cách khác nhau. Có người dễ hòa đồng và trở thành bạn bè, có người chỉ đơn thuần là đồng nghiệp, và thậm chí có những cá nhân mà bạn “bằng mặt nhưng không bằng lòng”.

Em Đinh Trần Vũ An tại lễ trao giải “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước”.

Sáng 4/6, một tin vui đến với Đinh Trần Vũ An (học sinh lớp 11T trường THPT thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp): là thí sinh duy nhất trong cả nước đoạt tấm vé đi Thụy Điển để tranh giải thưởng Stockholm (Thụy Điển) dành cho học sinh trung học về nguồn nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục