Cậu học trò Thái được nhận "Giải thưởng Kim Đồng"

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/9/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đối với bản Sang Hán, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), những thầy cô giáo chỉ mong các em học sinh nơi đây đi học chuyên cần đã là mừng. Nhưng riêng Hoàng Văn Tuyển - cậu học trò dân tộc Thái hiện đang là học sinh lớp 10A2, Trường THPT Nghĩa Lộ đã mang lại niềm tự hào cho thầy cô và bè bạn nhiều hơn mong đợi.

Thầy, cô giáo Trường THCS Hoàng Văn Thụ, xã Nghĩa Lợi - ngôi trường mà Tuyển theo học những năm cấp hai vẫn luôn nhắc tới cậu học sinh giỏi đứng đầu lớp và nhất, nhì ấy của Trường. Liên tục giữ vai trò là lớp trưởng và Liên đội phó Liên đội Hoàng Văn Thụ từ năm lớp 6 đến năm lớp 8, rồi tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Liên đội trưởng của Trường trong năm tiếp theo, Tuyển càng tự nhắc nhở mình phải cố gắng học tập cũng như tham gia tích cực các hoạt động Đoàn, Đội.

Những nỗ lực của em được khẳng định bằng kết quả 9 năm liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi; giải Ba học sinh giỏi môn Sinh học cấp thị xã; giải Ba Hội thi "Tiếng hát giai điệu tuổi hồng", giải khuyến khích Hội thi "Chúng em  kể chuyện Bác Hồ" do nhà trường tổ chức. Trong các hoạt động ngoại khóa, em luôn được chọn làm người dẫn chương trình. Với những thành tích học tập và công tác Đoàn, Đội của mình, năm học 2007 - 2008, Hoàng Văn Tuyển đã vinh dự được chọn là học sinh người dân tộc thiểu số tiểu biểu nhất của thị xã Nghĩa Lộ nhận "Giải thưởng Kim Đồng".

Nhắc đến những thành tích của mình, Tuyển bảo: "Đấy chính là những việc em có thể làm để không phụ lòng chăm lo của cha mẹ!". Như nhiều người dân khác ở đây, cha mẹ Tuyển cũng chỉ là những nông dân quanh năm tần tảo với ruộng với đồng. Những năm trước đây, gia đình em khó khăn lắm. Ba mẹ Tuyển hiểu rằng, cái nghèo cái khó chính là do ít học mà ra.

Chị Lường Thị Thúy - mẹ em bảo: "Trước đây, vợ chồng tôi chỉ học hết lớp 2, lớp 3. Thiệt thòi lắm! Nên giờ phải cố gắng làm sao cho các cháu học hành đầy đủ. Dù có khó khăn thế nào nhưng con học được là mình thấy vui rồi!". Chẳng thế mà anh chị ngoài việc cày cấy hết ba vụ trên diện tích đất nông nghiệp của gia đình còn tích cực chăn nuôi thêm con lợn, con gà, đưa kinh tế gia đình ngày càng khấm khá những để có điều kiện cho các con học hành. T

hấu hiểu những nhọc nhằn của ba mẹ, Tuyển càng nỗ lực nhiều hơn nữa. Cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện về thời gian, sách vở của gia đình, em đã tự thiết lập phương pháp học tập riêng cho mình: đọc và xem trước bài giảng; lên lớp tập trung nghe giảng, chỗ nào không hiểu thì hỏi lại thầy cô và bạn bè; khi về nhà vận dụng ngay vào để làm bài, học bài. Học hành chăm chỉ, khoa học cũng là để Tuyển làm gương cho cô em gái Hoàng Thị Hồng Nhung noi theo. Hai anh em Tuyển luôn là niềm tự hào của ba mẹ.

Năm học mới này, Tuyển đang là Bí thư Chi đoàn 10A2. Cấp học mới với những khó khăn và thử thách mới nhưng cậu học trò người dân tộc Thái ham học này đã tự hứa với lòng mình sẽ tiếp tục cố gắng để sau này có thể đứng chân trên những bậc học cao hơn.

P.V

Các tin khác
Lê Trung Anh bên mô hình

“Cả xã em làm nghề nông. Em thấy mọi người thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu rất độc hại, lại không được bảo vệ an toàn nên nghĩ đến việc phải làm một điều gì đó để giúp mọi người” - Lê Trung Anh (lớp 11C, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội) - người vừa đoạt giải nhì cuộc thi sáng tạo trẻ VIFOTEX - kể.

Nhớ lớp, nhớ trường, Lý Thị Liều lại lần giở những trang vở cũ.

YBĐT - Ở cái xã vùng cao Nậm Lành của huyện Văn Chấn (Yên Bái) này, chẳng riêng gì trong thôn Ràng Cài, chuyện những đứa trẻ khỏe mạnh không đi học cũng là chuyện bình thường, huống hồ là đối với một người tật nguyền như Lý Thị Liều. Chỉ riêng cô gái Dao ấy lại nghĩ những điều ngược lại để cứ mang theo niềm nguyện ước: một ngày đến trường.

YBĐT - Vào những ngày cuối tháng 8, chúng tôi đã có dịp gặp gỡ với em Đồng Ngọc Hoàng ở tổ 5 thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái) - một sinh viên tương lai của ngành sư phạm Hóa học, Trường Đại học Tây Bắc.

Nguyễn Văn Tuấn
bên sáng chế của mình.

Thương ông và những người dân quê sống bằng nghê nuôi tôm thường hay bị thất bát mỗi lần tôm chết vì ngạt khí, em Nguyễn Văn Tuấn ở Quỳnh Lưu, Nghệ An đã sáng chế ra máy phát hiện và xử lý tôm ngạt khí. Công trình của em là một trong ba đề tài xuất sắc nhất của cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên toàn quốc năm nay và được tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới trao giải WIPO.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục