Yên Bình chú trọng phát triển giao thông nông thôn

  • Cập nhật: Thứ hai, 2/11/2020 | 1:53:32 PM

YênBái - Tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Yên Bình kiên cố hóa được 90,6 km đường giao thông nông thôn (đạt 201% kế hoạch tỉnh giao) với tổng số vốn 66 tỷ đồng

Nhân dân xã Đại Đồng (Yên Bình) tham gia làm đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Đại Đồng (Yên Bình) tham gia làm đường giao thông nông thôn.

Xác định việc từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, huyện Yên Bình đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc; đồng thời, lồng ghép mọi nguồn lực và sự chung sức, đóng góp của nhân dân để xây dựng hạ tầng GTNT. 

Qua đó, nhiều tuyến đường được mở mới, mở rộng và kiên cố hóa; công tác duy tu, sửa chữa; vệ sinh đường làng, ngõ xóm được duy trì thường xuyên, tạo diện mạo mới giúp cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, kinh tế từng bước phát triển. 

Tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Yên Bình kiên cố hóa được 90,6 km đường GTNT (đạt 201% kế hoạch tỉnh giao) với tổng số vốn 66 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh 36 tỷ đồng, ngân sách huyện 11 tỷ đồng, còn lại 19 tỷ đồng huy động sự đóng góp của nhân dân. 

Cùng với đó, huyện huy động sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp đóng góp trên 1.600 tấn xi măng để làm đường GTNT và xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, người có công khó khăn về nhà ở trên địa bàn. 

Theo thống kê, trong giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn huyện đã thực hiện kiên cố được trên 316 km đường GTNT với tổng mức đầu tư trên 438 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh 296,8 tỷ đồng; ngân sách huyện 44,4 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 56,25 tỷ đồng; các nguồn vốn khác 40,56 tỷ đồng. 

Để có được kết quả trên, huyện đã linh hoạt trong công tác huy động, lồng ghép một cách có hiệu quả các nguồn vốn và tận dụng tối đa các nguồn lực tập trung vào kiên cố hóa đường GTNT, đặc biệt là huy động sự đóng góp, ủng hộ từ các tổ chức, đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp và các cá nhân trong, ngoài huyện. 

Đồng thời, huyện chú trọng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương thực hiện, các nguồn vốn được hỗ trợ để nhân dân hiểu rõ và nắm được các chính sách đầu tư của Nhà nước; từ đó, hướng tới trọng tâm là vận động nhân dân cùng chung tay, góp sức tổ chức triển khai thực hiện kiên cố hóa mặt đường GTNT. Nhận thức về xây dựng kết cấu hạ tầng GTNT trong cán bộ, đảng viên và nhân dân do vậy ngày càng được nâng lên và đã chủ động hơn trong việc tham gia hiến đất, đóng góp công xây dựng các tuyến đường GTNT. 

Bà Hoàng Thị Duyên - Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Yên Bình cho biết: "Một trong những yếu tố giúp huyện thành công trong thực hiện các công trình giao thông là địa phương luôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và có sự tham gia giám sát của nhân dân. Do vậy, khi phát động làm đường, người dân đều đồng tình hưởng ứng và tự nguyện hiến đất, ngày công lao động; từ đó, các công trình đảm bảo hoàn thành theo tiến độ đề ra. Hiện nay, khi đến các xã, xóm đều thấy các tuyến đường cơ bản được rải nhựa và bê tông hóa. Định kỳ và những ngày lễ, tết, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội vận động nhân dân quét dọn, tổng vệ sinh, tu sửa đường làng, ngõ xóm tạo cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp”.

Thời gian tới, huyện Yên Bình tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng để phù hợp với điều kiện phát triển và định hướng lâu dài của toàn huyện; tiếp tục lồng ghép các nguồn vốn, huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện kiên cố hóa các tuyến đường GTNT đảm bảo cho nhân dân và phương tiện đi lại an toàn; gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác, nhất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bố trí đủ quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải và đảm bảo hành lang an toàn giao thông; thực hiện tốt giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thi công các công trình; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đầu tư; thường xuyên kiểm tra, giám sát các công trình, dự án về tiến độ, chất lượng; kịp thời điều chỉnh quy mô, tiến độ những công trình, dự án chưa thật sự cần thiết, hiệu quả thấp và kiên quyết xử lý những công trình chậm tiến độ…

Hùng Cường

Các tin khác
Nhân dân thôn Làng Than bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

Với điểm xuất phát thấp, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng chung sức của người dân, tranh thủ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, những năm qua, thôn Làng Than, xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên đã tập trung phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới.

Mô hình chăn nuôi của hộ ông Chang Sông Lử ở bản Dế Xu Phình A, xã Dế Xu Phình.

Nhờ triển khai thực hiện hiệu quả chương trình XDNTM, đến nay Dế Xu Phình đã hoàn thành 10/19 tiêu chí NTM, diện mạo nông thôn của xã ngày càng đổi mới, khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn, đời sống của nhân dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người của xã hiện nay đạt 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 33%.

Ông Lường Văn Pối (giữa) - người có uy tín ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ vận động các gia đình cho con em đến lớp học tập.

Trong cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS), người có uy tín luôn có vai trò quan trọng trên nhiều phương diện đời sống và họ đã có những đóng góp tích cực cho cộng đồng, chung tay xây dựng quê hương.

Lãnh đạo xã Đông Cuông, huyện Văn Yên và Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Lương Văn Thùy thăm con đường vào thôn Gốc Quân.

Mới 27 tuổi, song Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Hờ A Do đã được tín nhiệm bầu là người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Anh đã vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo công tác dân vận của Đảng vào xây dựng nông thôn mới. Còn có rất nhiều người như Do...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục