Yên Bình lan tỏa phong trào xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/11/2021 | 7:43:49 AM

YênBái - Có lẽ chưa bao giờ và chưa khi nào chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở Yên Bình lại có sức lan tỏa mạnh mẽ như hiện nay. Nhà nhà, người người, ngành ngành tham gia XDNTM, bất kể ngày nắng hay mưa, từ vùng thấp đến vùng cao người dân góp công, góp sức, hiến đất, cây cối, hoa màu, đổi mới tư duy sản xuất, vệ sinh môi trường… để XDNTM.

Người dân xã Mỹ Gia tham gia làm giao thông nông thôn.
Người dân xã Mỹ Gia tham gia làm giao thông nông thôn.

Mặc dù chịu sự ảnh hưởng không nhỏ từ dịch bệnh Covid-19, nhưng với những cách làm hay, bài bản, khoa học, biết khơi dậy nguồn nội lực trong nhân dân, đến nay, chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Yên Bình đã đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao trong năm 2021. 

Xã Hán Đà, Đại Minh đã được công nhận xã nông thôn mới (NTM) nâng cao; 5 xã (Mỹ Gia, Phúc Ninh, Xuân Lai, Cảm Nhân, Bảo Ái) đã hoàn thành các tiêu chí xã NTM và đang được tỉnh thẩm định. 

Ông Lã Tuấn Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: Chương trình XDNTM trên địa bàn huyện Yên Bình đã có những chuyển biến rõ nét cả về chất và lượng, ngày càng đi vào chiều sâu, có tính lan tỏa mạnh mẽ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp được thường xuyên, liên tục, đi vào kết quả thực chất. Đặc biệt, nhận thức của người dân, của cộng đồng về XDNTM rõ nét và tích cực tự nguyện tham gia. 

Phong trào XDNTM tập trung đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. 

Với sự vào cuộc của các ngành, các địa phương, Yên Bình đã triển khai đồng bộ các giải pháp để XDNTM. Theo đó, xây dựng hỗ trợ 4 dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị như: Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chè xã Hán Đà; Dự án Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm chè xã Vĩnh Kiên và xã Bạch Hà; Dự án Phát triển chăn nuôi lợn quy mô vừa và lớn theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm tại xã Yên Bình; Dự án Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm măng tre Bát độ xã Mỹ Gia, xã Cảm Nhân với tổng kinh phí trên 1.485 triệu đồng. 

Hay như chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc sản, hữu cơ với 203 cơ sở với kinh phí trên 5.140 triệu đồng; hỗ trợ phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu theo hướng bền vững trên 424 ha với số vốn gần 1 tỷ đồng. 

Kinh tế nông - lâm nghiệp phát triển, đời sống thu nhập, việc làm của người dân nâng lên rõ rệt. Đến hết tháng 9/2021 đã có 18/22 xã đạt tiêu chí thu nhập, tăng 5 xã so với năm 2020. Bên cạnh phát triển sản xuất, các hình thức sản xuất cũng được phát triển, 9 tháng thành lập 19 hợp tác xã, lũy kế toàn huyện có 99 hợp tác xã. Hầu hết các hợp tác xã hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và XDNTM. 

Trong phát triển hạ tầng, huyện đã chủ động huy động, bố trí lồng ghép các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi; chủ động triển khai các tiêu chí XDNTM mà không cần có sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước như: tiêu chí môi trường, tiêu chí về xóa đói giảm nghèo, tiêu chí về hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, tiêu chí về xây dựng thôn, bản văn hóa...

Đồng loạt các địa phương ra quân làm đường giao thông nông thôn, đã cứng hóa được 112 km đường tại 24 xã và thị trấn với tổng vốn đầu tư gần 68 tỷ đồng. Trong đó, nhân dân đóng góp gần 33 tỷ đồng - một con số đáng trân trọng. 

Từ chỗ đường đến xã, đến thôn cơ bản là đường đất, đi lại khó khăn, thì nay đã có 593/790 km đường giao thông nông thôn được cứng hóa, đạt tỷ lệ trên 75%. Hệ thống tưới tiêu, công trình thủy lợi đã đáp ứng cho sản xuất, tỷ lệ tưới nước chủ động ngày một tăng, tỷ lệ kênh mương nội đồng được cứng hóa đạt gần 70%.

 Có thể nói, với sự nỗ lực cao độ, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc trong huyện, đến nay đã có 18/22 xã đạt tiêu chí xã NTM, 2 xã Hán Đà và Đại Minh đạt chuẩn NTM nâng cao. 

Thực tiễn cho thấy, Chương trình XDNTM ở Yên Bình đã có chuyển biến rõ nét về chất lượng, số lượng, có tính lan tỏa mạnh. Quan trọng hơn cả là người dân đã có một tư duy mới trong sản xuất theo hướng hàng hóa và thị trường, sản xuất theo chuỗi, cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư xây dựng đáp ứng cho phát triển. Đó là tiền đề, là nền tảng để Yên Bình đạt huyện NTM trong tương lai không xa.

Thanh Phúc

Các tin khác
Nhân dân xã Minh Tiến đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hoá tập trung.

Là huyện còn nhiều khó khăn của tỉnh với phần lớn dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) của Lục Yên những năm qua đã đạt được nhiều kết quả thiết thực với nhiều cách làm hay.

Tuyến đường liên xã Liễu Đô - Vĩnh Lạc - Minh Tiến (Lục Yên) được nâng cấp giúp các địa phương trên tuyến nâng cao chất lượng tiêu chí về cơ sở hạ tầng trong xây dựng NTM.

Theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới (NTM) cấp xã giai đoạn 2021-2025, tỉnh Yên Bái có 89/150 xã hoàn thành 19 tiêu chí, đạt 59,33%.

Chị Nguyễn Thị Hương ở thôn Hồng Tiến, xã Y Can (bên phải) giới thiệu về mô hình trồng dâu, nuôi tằm đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Y Can, huyện Trấn Yên đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả.

Cán bộ và nhân dân xã Minh Bảo tham gia trồng cây xanh, tạo cảnh quan dọc tuyến đường thôn Trực Bình.

Người dân thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã đoàn kết, cùng chung sức xây dựng mô hình Khu dân cư “Xanh - Hạnh phúc” để tạo điểm nhấn và “nâng chất” các tiêu chí NTM, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng phồn thịnh, ấm no, hạnh phúc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục